huequochoc6774
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


LIÊN LẠC CÁC BẠN ĐỒNG MÔN KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU

Go down 
5 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeSun Sep 08, 2013 4:45 pm

Cám ơn bạn TAM HO đã động viên và chúc sức khỏe H.
Bây giờ H. tiếp tục bài thứ 2 trong vần A. trong lúc chờ
anh Bạch kim tái xuất giang hồ.

AI LÊN XỨ HOA ĐÀO - Hoàng Nguyên
[You must be registered and logged in to see this image.]
Hoàng Nguyên (1932 - 1973) là một nhạc sĩ tên tuổi, tác giả các ca khúc nổi danh như Ai lên xứ hoa đào, Cho người tình lỡ.
Ông tên thật là Cao Cự Phúc, sinh 3 tháng 1 1932 tại Quảng Trị. Lúc nhỏ theo học trường Quốc học Huế. Đầu thập niên 1950, Hoàng Nguyên có tham gia kháng chiến nhưng rồi từ bỏ quay về thành phố.
Lên ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên dạy học tại trường tư thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu số 4 Đà Lạt, do Thượng tọa Thích Thiện Tấn làm Hiệu trưởng. Thầy giáo Cao Cự Phúc dạy Việt văn lớp đệ lục. Trong ở đó, ông là thày giáo dạy nhạc cho Nguyễn Ánh 9, người sau này trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm. (Mới đây nhất, nhạc sĩ của "Buồn ơi, chào mi" này sau vụ lùm xùm với "người hát có nhiều scandal" Đàm Vỉnh Hưng, đã nói lời từ biệt sân khấu âm nhạc thành phố HCM đêm 04/9/2013.Ngoài sáng tác, Nguyễn Ánh 9 còn là nhạc công gắn bó với cây dương cầm. Ở tuổi ngoài 70, ông vẫn còn biểu diễn.Có dịp sẽ nói về nhạc sĩ này).
Năm 1956, trong một đợt lùng bắt ở Đà Lạt, do trong nhà có cả bản Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao, người mà Hoàng Nguyên rất ái mộ, Hoàng Nguyên bị bắt và đày ra Côn Đảo khoảng năm 1957.
"... Ở Côn Sơn, thiên tình sử của người nghệ sĩ Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác. Là một tài hoa đa dạng, người tù Hoàng Nguyên được vị Chỉ Huy Trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng nên đã đưa chàng ta về tư thất dạy Nhạc và Việt văn cho ái nữ ông, tên H. năm đó khoảng 19 tuổi... Mối tình hai người nhóm lên vũ bảo. Trăng ngàn sóng biển đã là môi trường cho tình yêu ngang trái nầy nẩy nở.
Chợt khi người con gái của Chúa Đảo mang thai. Mối tình hai nhịp so le bị phát giác. Để giữ thể thống cho gia đình. Vị Chúa Đảo giữ kín chuyện nầy và chỉ bảo riêng với người gây ra tai họa là nhạc sĩ Hoàng Nguyên: ông ta đòi hỏi Hoàng Nguyên phải hợp thức hóa chuyện lứa đôi của hai người với điều kiện vận động cho người nhạc sĩ được trả tự do..." (Lâm Tường Dũ - Tình Sử Nhạc Khúc).
Hoàng Nguyên được trả tự do, trở về Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở trường tư thục Quốc Anh. Năm 1961, Hoàng Nguyên theo học tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn, ban Anh văn. Trong thời gian theo học đại học, Hoàng Nguyên có quen biết với ông Phạm Ngọc Thìn, thị trưởng thành phố Phan Thiết. Bà Phạm Ngọc Thìn là nữ diễn viên Huỳnh Khanh, mến mộ tài năng của Hoàng Nguyên đã nhận ông làm em nuôi. Hoàng Nguyên dạy kèm cho Ngọc Thuận, con gái ông bà Phạm Ngọc Thìn. Hai người yêu nhau và Hoàng Nguyên trở thành con rể ông bà Phạm Ngọc Thìn. Trước đó Hoàng Nguyên có ý định quay lại với cô gái ở Côn Sơn, nhưng cô đã đi lấy chồng. Ca khúc Thuở ấy yêu nhau ra đời trong khoảng thời gian đó.
Năm 1965, Hoàng Nguyên bị động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau đó chuyển về Cục Quân Cụ, dưới quyền của Đại tá nhạc sĩ Anh Việt Trần Văn Trọng và được giao quản lý ban nhạc Hương Thời Gian của Anh Việt. Hương Thời Gian xuất hiện trên truyền thanh và truyền hình Sài Gòn đã thu hút khá đông khán thính giả.
Ngày 21 tháng 8 năm 1973 ở Vũng Tàu, Hoàng Nguyên mất do một tai nạn xe hơi.

[You must be registered and logged in to see this image.]
   
   Có nhiều người rất thích bài hát Ai lên xứ hoa đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Đây là một trong những bài hát được bình chọn là hay nhất về Đà Lạt. Nội dung bài hát nói về một loài hoa rất đẹp của Đà Lạt, chỉ nở vào mùa xuân, đó là hoa Anh đào.
Nhưng cũng có rất nhiều người không hiểu được hoa đào ở bài hát này là loại hoa nào?
Chắc chắn, đây không phải là loại Anh đào của Nhật Bản (Sakura tree), cũng không phải là cây đào có quả mà ta quen gọi là đào lông (Prunus Persica Stokes), thuộc họ hoa Hồng (Rasaceae).
Như vậy, chỉ còn một khả năng là tác giả đề cập đến cây hoa Mai anh đào
Mai anh đào có tên khoa học lúc đầu là Cerasus SP, nhưng về sau đổi tên Prunus Cesacoides vì cây Mai anh đào có hình dáng cây đào, cây mận thuộc chi Prunus; nhưng đồng thời nó có hoa đơn 5 cánh giống như hoa Mai thuộc chi Cerasus. Hằng năm, vào cuối tháng 12 và tháng giêng dương lịch (thường trước Tết Nguyên Đán), và thỉnh thoảng có năm vào dịp Tết hoa Mai anh đào trong thành phố Đà Lạt lại nở rộ. Hoa có màu hồng phai, nở trong vòng nửa tháng. Khi Mai anh đào nở rộ, một màu hồng tươi rực rỡ trong ánh nắng vàng và tiết trời se lạnh của Đà Lạt báo hiệu một mùa Xuân về với nhiều hy vọng tốt đẹp. Sau thời gian nở rộ, cây ra lá xanh và trên cành có những chùm trái tím đỏ, sau đó cây trút lá bước vào thời kỳ ngủ đông. Mai anh đào được trồng ven hồ Xuân Hương, đường Lê Đại Hành và rải rác trong khuôn viên một số biệt thự trong thành phố Đà Lạt.
Như vậy, tên dùng phổ biến hơn cả là Mai anh đào. Mai anh đào có xuất xứ từ đâu, được trồng làm cây cảnh đường phố từ thời kỳ nào, có phải là cây bản địa riêng của Đà Lạt hay nhập từ Pháp? Có một số người cho rằng cây Mai anh đào có nguồn gốc cây bản địa (cố kỹ sư Lương Văn Sáu) hoặc "từng thấy cây này trong một vài cánh rừng xung quanh Đà Lạt". Nhưng chưa có một tài liệu nào khẳng định đây là một cây bản địa.
Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định cây Mai anh đào là giống Mai địa phương độc nhất của Đà Lạt, chỉ có Đà Lạt mới có giống Mai này. Đây là một loài hoa thân mộc, vừa đẹp vừa quý hiếm mà các nhà khoa học chưa được biết nhiều về nó. Việc gọi là "hoa Anh đào" cũng chỉ để thêm phần thơ mộng theo vẻ đẹp của hoa Anh đào (Nhật Bản) như là "Mùa Xuân sang có hoa Anh đào"….   (https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=s8P7mJFjTs4)
Theo Dalatngaynay + Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


[You must be registered and logged in to see this image.]


ca sĩ Hà Thanh

[You must be registered and logged in to see this image.]



Những MINH HỌA dưới đây dứt khoát là "ẢNH NGHỆ THUẬT" (body của người mẫu không cần phải đẹp, phải gợi...thêm cái gì đâu (kể cả ...ớt)  ngoài tính THẨM MỸ của TÁC PHẨM  . Phải không Hòa đại nhân?
   
[You must be registered and logged in to see this image.]

và đây nữa:
[You must be registered and logged in to see this image.]


Một dạng nghệ thuật khác (BODYART):

[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Tue Sep 24, 2013 12:31 am; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeTue Sep 10, 2013 5:51 am

AI VỀ SÔNG TƯƠNG - Văn Giảng

[You must be registered and logged in to see this image.]

Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế trong một gia đình trung lưu. Thừa hưởng năng khiếu thiên phú gia tộc về âm nhạc vì ông nội của Văn Giảng cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc rất giỏi cho nên Văn Giảng cũng có khiếu về âm nhạc từ lúc nhỏ và ngày còn bé, nghe người ta chơi một loại nhạc khí nào là ông có thể về mò mẫm tự học lấy và thành công trong việc xử dụng loại nhạc khí đó. Cũng như mọi người thích âm nhạc và quyết tâm chơi nhạc, loại đàn dễ học nhất cho mọi người là đàn mandoline, nhạc sĩ Văn Giảng cũng vậy, khi bắt đầu ông học đàn măng cầm và sau đó lần đến lãnh vực tây ban cầm.
Có một người bạn lớn tuổi hơn ông biết đàn tây ban cầm, Văn Giảng muốn tầm sư học đạo, đến nhà ông này để nhờ chỉ dạy nhưng người này bắt ông phải trả công bằng một cây đàn guitare. Làm gì có tiền ở lứa tuổi còn nhỏ ? Văn Giảng về nhà tìm tòi tự học lấy và chỉ một thời gian sau, ông vượt qua tài nghệ của ông "thầy hụt" kia và ông này phải nhờ Văn Giảng chỉ lại cho. Nhờ có biệt tài như vậy mà nhạc sĩ Văn Giảng có thể xử dụng rành rẽ nhiều nhạc cụ cổ kim, trở thành một nhạc sĩ tài giỏi và đào tạo rất nhiều môn sinh có trình độ sau này.
Không những chỉ trong lãnh vực âm nhạc mà thôi, nhạc sĩ Văn Giảng còn nổi bật trong lãnh vực văn hóa, mọi thứ, mọi việc ông đều tự học như vừa làm giáo sư âm nhạc ở Huế, ông vừa tự học để rồi sau đó lặn lội vào Saigon thi lấy bằng tú tài và bằng cử nhân.
Ông tốt nghiệp Anh văn ở Hội Việt Mỹ và trúng tuyển cuộc thi tuyển sinh viên nghiên cứu về âm nhạc ở ngoại quốc, được xuất dương du học tại trường âm nhạc lớn của Hoa Kỳ ở Hawaii và Bloomington. Ở Hoa Kỳ, Văn Giảng đã tốt nghiệp với lời khen của Ban Giám khảo và được cấp thêm học bổng để nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó ông trở về nước và được đề cử làm Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.
Phần đông những sáng tác của nhạc sĩ Văn Giảng thuộc loại hùng ca như "Thúc Quân" (1949), "Lục Quân Việt Nam" (1950), "Đêm Mê Linh" (1951), "Quân Hành Ca" (1951), "Qua Đèo" (1952), "Nhảy Lửa" (1953) v.v... nhưng ít người được biết nhạc sĩ Văn Giảng còn có một biệt hiệu khác là "Thông Đạt" với ca khúc bất hủ "Ai Về Sông Tương"
Bài ca này được tác giả viết vào năm 1949 với cung La trưởng, uyển chuyển tha thướt trong phần lời lãng mạn, trữ tình, là một bản nhạc gối đầu giường, nằm lòng của thanh thiếu niên nam nữ trong những thập niên 50 - 60.
Về ca khúc này, có một câu chuyện khá thú vị như sau: Trong những thập niên 1940, 1950, ở Huế ai ai cũng biết ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà Xuất bản Tinh Hoa Huế in ấn và phát hành một số nhạc phẩm ít oi của thời đó.
Là nhạc sĩ, đương nhiên Văn Giảng chơi thân với ông Tăng Duyệt vì một số hành khúc của ông đều do nhà xuất bản Tinh Hoa Huế của ông Tăng Duyệt ấn hành. Một hôm trong lúc vui miệng, ông Tăng Duyệt có ngụ ý bảo rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.
Nghe vậy hay vậy, không cần phải trả lời. Nhạc sĩ Văn Giảng về nhà, âm thầm lấy giấy bút viết bài "Ai Về Sông Tương", không ghi tên tác giả là Văn Giảng như mọi khi mà đề tên tác giả là Thông Đạt, một bút hiệu mới toanh trong làng tân nhạc Việt Nam thời đó. Bản "Ai Về Sông Tương" được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế và Saigon và cả nước đều nghe "Ai Về Sông Tương" của Thông Đạt trong thời gian sau đó:
Sau nhiều lần được nghe bài "Ai Về Sông Tương" quá hay trên làn sóng điện, qua các đài phát thanh, ông Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài "Ai Về Sông Tương" là ai không để ông thương lượng mua bản quyền xuất bản nhạc phẩm này nhưng Văn Giảng tảng lờ như không biết Thông Đạt là ai!
Rồi một hôm có hai người bạn trẻ của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tình cờ đến nhà Văn Giảng chơi và thấy bản thảo bài "Ai Về Sông Tương" với tuồng chữ và lối chép nhạc của nhạc sĩ Văn Giảng trong xấp nhạc trên bàn viết nên nói cho ông Tăng Duyệt biết. Ông này đến ngay nhà Văn Giảng và vài ngày sau đó, giới ngưỡng mộ tân nhạc mới có một ca khúc với thể điệu "Blues" tha thướt, nhẹ nhàng uyển chuyển.

[You must be registered and logged in to see this image.]


Nhạc phẩm "Ai Về Sông Tương" đã chiếm kỷ lục tái bản thời đó với 6 lần in thêm trong tháng đầu tiên và được thính giả Đài Phát thanh Pháp Á chọn là bài nhạc hay nhất trong năm 1949. Qua bút hiệu Thông Đạt, chúng ta còn được thưởng thức những sáng tác sau đây: "Đôi Mắt Huyền", "Hoa Cài Mái Tóc", "Tình Em Biển Rộng Sông Dài", "Xin Đừng Chờ Em Nữa" v.v...
Ngoài hai bút hiệu trên, Văn Giảng - Thông Đạt còn một bút hiệu thứ ba để sáng tác những bài Phật giáo. Đó là bút hiệu Nguyên Thông được dùng để ghi trên những nhạc phẩm như "Từ Đàm Quê Hương Tôi",
(https://www.youtube.com/watch?v=CRXEvyG__Ew&feature=player_detailpage)
"Mừng Đản Sanh", "Ca Tỳ La Vệ", "Vô Thường", "Hoa Cài Áo Lam" v.v...
Trong thời gian làm nhạc trưởng Đài Phát thanh Huế và giáo sư âm nhạc tại các trường Trung học Hàm Nghi, Quốc Học và trường Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học, nhạc sĩ Văn Giảng có sáng tác và ấn hành một tập nhạc dành cho thiếu nhi mang tên :"Hát Mà Học" gồm có 10 ca khúc: Đến Trường, Chơi Ná, Chê Trò Xấu Nết, Mèo Chuột, Tham Mồi, Gương Sáng Lê Lai, Quang Trung Hùng Ca, Trăng Trung Thu, Chúc Xuân và Tạm Biệt.
Cũng trong lãnh vực âm nhạc, nhờ xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc, Văn Giảng thích tìm tòi và nghiên cứu nhạc cổ truyền Việt Nam. Năm 1956, ông đã tìm ra phương pháp ký âm cho nhạc sĩ cổ truyền có thể nhìn bài bản mà trình tấu chung với nhạc sĩ tân nhạc và từ đó, ông thành lập ban cổ kim hòa điệu "Việt Thanh", một ban nhạc đầu tiên trong nước dưới hình thức tân cổ hòa điệu với những nhạc khí tranh, tỳ, nhị huyền, nhị hồ, đàn nguyệt... hoà tấu chung với dương cầm, tây ban cầm, đại hồ cầm...
Trong phạm vi này, ông đã hoàn thành tác phẩm độc đáo "Ai Đưa Con Sáo Sang Sông", một bản đại hòa tấu, thời lượng 60 phút, trình diễn bởi các nhạc sĩ cổ truyền. Ông cũng đã soạn nhiều sách giáo khoa về âm nhạc, hoàn thành quyển "Kỹ Thuật Hoà Âm" dày 350 trang được dùng làm tài liệu dạy âm nhạc ở các trường.
Sau năm 1969, Văn Giảng vào Saigon lập nghiệp và ông nhanh chóng hòa hợp với nhịp sống âm nhạc của thủ đô Miền nam, soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia - Sóng Nhạc, dạy nhạc tại trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình.
Cũng trong thời gian này, một số nhạc phẩm tình cảm với bút hiệu Thông Đạt của ông được thành hình và tung ra thị trường. Đồng thời, Văn Giảng được Bộ Văn Hóa Giáo Dục đề cử làm Trưởng Phòng Học Vụ Nha Mỹ Thuật, đảm trách học vấn của các trường Âm nhạc Saigon, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật.
Năm 1970, ông được huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (âm nhạc loại A) với sáng tác phẩm "Ngũ Tấu Khúc" (Quintet for Flute and Strings). Cùng năm này, ông được chỉ định làm Giám đốc Nghệ thuật điều hành Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm 100 nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ, ban vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban vũ cổ truyền đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại Osaka (Nhật Bản).
Sau 1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn v.v...
Ngày 20 tháng 5 1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn... Văn Giảng còn sáng tác thêm nhiều tình khúc được tập hợp thành một số tập, như 12 tình khúc (Tập I), 12 Tình Khúc (Tập II).
Văn Giảng mất ngày 9/5/2013 ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc. Sau khi rải cốt tro ông trên biển vào ngày 17/5, vợ ông lên cơn đau tim và mất sau khi đưa vào bệnh viện chiều hôm đó.

Lê Dinh





[You must be registered and logged in to see this image.]

Người suốt đời đi tìm sông Tương
Suốt một đời tôi đi tìm sông Tương mà vẫn chưa gặp nó. Ở vùng chúng tôi có tổng Tiêu Giang, lại có xã Tương Giang. Ngờ rằng sông Tiêu Tương nằm quanh chỗ ấy. Sen súng um tùm ven bờ tre, trong ruộng lúa, ao chuôm, đầm lầy.
Có thể đấy là dấu vết của dòng sông cổ tích chăng. Đám trẻ thì bảo chẳng có sông Tương, nó ở bên Tàu, người già thì kể có sông Tương nhưng nó chỉ là một con ngòi nhỏ, hát mãi, kể mãi mà thành.
Nhiều năm tôi đi xa, nhưng đi xa mấy rồi có lúc cũng phải quay về, mỗi lần trở về là lại một lần qua nơi ấy, là lại phải bận tâm nghĩ tới một dòng sông nay đã biến mất ngay trước mắt mọi người, từ lúc nào không hay…
Đêm đêm trước đèn mình thức với mình, tôi vẫn mông lung đi tìm cái dòng Tương muôn thuở ấy. Tôi vẫn tin là đang có nó, nó vẫn đang chảy trong lòng đời sống dân tộc. Nó là dòng sông của thi ca, là tình yêu, là nguồn cảm hứng vô tận để chúng ta sống và sáng tạo, là nguồn sáng trí tuệ đáng tin cậy nhất trong sứ mệnh dẫn đường.

Nhà văn Đỗ Chu

[You must be registered and logged in to see this image.]

Bài viết tưởng niệm thầy Văn Giảng của nhà văn Trần Kiêm Đoàn

Thầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước, năm 1959, thầy là giáo sư âm nhạc của chúng tôi tại trường Hàm Nghi, Huế. Thuở ấy, thầy mới ngoài 30, dáng điệu phương cường, đi chiếc xe gắn máy hiệu Zunndapp của Đức nổ bịch bịch nổi bật cả sân trường.
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên khi Thầy bước vào lớp đệ Thất B1 của chúng tôi, trò Trương Phước Ni bắt tay làm loa đứng dậy chào thầy bằng câu: “Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn…”Thầy cười rất tươi cho cả lớp, nhưng cũng lâp nghiêm nhìn chú học trò rắn mắt ở dãy bàn cuối lớp. Đây là câu mở đầu của hùng ca Lục Quân Việt Nam, một trong những bài ca mang tiết điệu hành khúc, hùng tráng nổi tiếng nhất của Thầy – nhạc sĩ Văn Giảng – như Thúc Quân, Đêm Mê Linh, Qua Đèo, Nhảy Lửa…
Thầy đã là một nhạc sĩ thành danh, nổi tiếng trong cả nước, trước khi trở thành giáo sư âm nhạc của trường Hàm Nghi. Nhưng nhiều người chỉ biết Văn Giảng qua những bản hùng ca. Bởi thế, vào mấy năm đầu thập niên 1950, khi bản nhạc để đời của Thầy, Ai Về Sông Tương, trở thành một bản tình ca thời danh với tên tác giả làThông Đạt thì ít ai để ý rằng, trong góc khuất của những tâm hồn nghệ sĩ thì bên cạnh nhịp đời hào hùng vươn tới vẫn có tiếng thở dài chan chứa điệu buồn.
Hai niên khóa học với nhạc sĩ Văn Giảng, tôi thích học nhạc thì ít mà mê Thầy kể chuyện thì nhiều. Cứ mỗi cuối giờ, Thầy có một câu chuyện kể về các giai thoại âm nhạc. Thích nhất là những chuyện thâm cung bí sử của những nghệ sĩ âm nhạc tài hoa. Chẳng hạn như bản nhạc Ngày Về của Hoàng Giác, Thầy xướng âm lên và phân tích cho chúng tôi nghe rằng, tiết điệu của bài ca có một nhịp điệu trãi dài xa vắng và âm hưởng thương nhớ quặn lòng “rất Tây Phương” vì đây là bản nhạc do một người lính Đức trong đội quân viễn chinh của Pháp viết lên giai điệu. Nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ soạn ca từ… Hoặc như bản nhạc Trầm Hương Đốt của Bửu Bác, xuất xứ là bài Hải Triều Âm. Đây là một trong những bản nhạc nghi lễ đầu tiên dùng trong sinh hoạt chùa viện đã bứt phá từ giai điệu ngũ âm “Đăng Đàn Cung” để tiến lên bát cung của phương Tây. Bởi vậy mà ảnh hưởng âm điệu “thánh ca nhà thờ” thể hiện rất rõ trong giai điệu của bản nhạc.
Nhưng thú vị hơn cả là lịch sử bản nhạc Ai Về Sông Tương. Thầy kể rằng, thời trai trẻ, Thầy ở Thành Nội và yêu một cô gái ở Kim Long – Kim Long có gái mỹ miều; trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi… mà – nhưng duyên không thành vì gia đình nho phong của cô bé không có cái nhìn thiện cảm với đời nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trong ngành âm nhạc, xướng ca… Thế là chia tay và cô bé đi lấy chồng!
Rồi một hôm, Thầy vào rạp Xi-nê Tân Tân, gần cầu Trường Tiền bên bờ Bắc sông Hương để coi phim “Bé Nhà Trời” (Les enfants du paradis). Ngay trước mắt Thầy, ờ hàng ghế trước có một cô Bé tóc dài. Tuy nhìn không rõ mặt nhưng từ dáng dấp đến hương tóc thoang thoảng mùi hoa Ngâu của người thiếu nữ đã làm sống lại hình ảnh người tình Kim Long. Thầy bị xúc động đến nỗi không thể còn ngồi lại lâu hơn trong rạp chiếu bóng để xem phim, nên vội vàng ra khỏi rạp. Thầy cỡi chiếc xe đạp Dura Mercier của Thầy và đạp xe dọc theo bờ sông Hương để vô cửa Thượng Tứ vào nhà ở Thành Nội. Thoáng chốc dòng sông Hương hiện ra như là dòng sông Tương chia biệt trong truyện tình cổ thư Trung Quốc. Thầy vừa đến nhà là dựng ngay chiếc xe đạp ngoài hiên, đi nhanh vào nhà và vội vã sáng tác bản nhạc bằng tất cả sự hoài niệm và háo hức nghệ thuật với sự chấn động dị thường như phép lạ hóa thân. Bản nhạc Ai Về Sông Tươngđược viết ra trong vòng mười lăm phút!
Sau đó, Thầy bí mật ký tên là Thông Đạt và chép một bản gởi ra đài phát thanh toàn quốc là đài Pháp Á ở Hà Nội. Ngay sau đó, Mạnh Phát vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ đã hát bản Ai Về Sông Tươnglần đầu trên đài Pháp Á Hà Nội. Bản nhạc sáng tác năm 1949 đã nhanh chóng nổi tiếng trong toàn cả nước.  Đã trải qua hơn 60 năm, những mối tình đã cũ, những hẹn hò thuở răng trắng tóc xanh đã thành “răng long đầu bạc”. Nhưng Ai Về Sông Tương vẫn mới như thời gian là nước chảy qua cầu, vẫn còn là tiếng lòng tình tự của những đôi tình nhân ước hẹn không thành. Bản nhạc với một giai điệu thướt tha lãng mạn, lời lẽ đậm nét hoài niệm trữ tình làm dậy lên nguồn tình cảm sướt mướt, mượt mà mà rất “sang” ấy như một dòng suối tươi tắn, mát dịu trong một hoàn cảnh tạm hồi sinh sau cuộc chiến:
Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương
Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương
Tâm hồn mơ bóng em luôn
Mong vài lời em ngập hương…
Cũng theo lời Thầy vui vui kể chuyện rằng, Mạnh Phát, là bạn thân của Văn Giảng, đã nhờ Văn Giảng đến nhà ấn hành tân nhạc gần như độc nhất thời bấy giờ là nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế do ông Tăng Duyệt làm giám Đốc để hỏi cho ra Thông Đạt là ai ngay sau khi bản nhạc phát trên đài Pháp Á. Nhưng mãi đến ba tháng sau thì tông tích của Thông Đạt mới được tiết lộ. “Mạnh Phát vô Huế chơi khi biết tui là Thông Đạt, hắn đấm lưng tui thùi thụi như rứa thì thôi!” Thầy Văn Giảng nói.
Một lần trong giờ học nhạc, trò Nguyễn Xuân Huế là tay đọc tiểu thuyết đệ nhất trong lớp hỏi Thầy: “Thưa Thầy, tại sao mình có sông Hương, mình cũng có Hương giang đầu, Hương giang vỹ mà Thầy lại phải vay mượn sông Tương của Tàu như rứa ạ?”. Thầy trả lời, đại khái là tại sông Hương chưa có chuyện tình nào nổi tiếng trong tình sử như sông Tương. Tương Giang là một con sông ởTrung Hoa, bắt nguồn từ núi Duyên Hải, chảy qua Hồ Nam dài hơn hai ngàn dặm. Còn ý “ai về sông Tương” của Thầy trong bản nhạc là bắt nguồn từ cảm hứng của bốn câu thơ tình sử trích từkhúc Trường Tương Tư của nàng Lương Ý, đời Hậu Chu. Nàng và Lý Sinh yêu nhau say đắm nhưng phải chia tay.  Nàng làm thơ mong gửi gấm nguồn tâm sự đau khổ khi phải xa cách người yêu:
Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy
**
(Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không thấy mặt
Cùng uống nước sông Tương)
Trong những ngày phong trào đấu tranh Phật giáo xẩy ra tại Huế năm 1963, có lần tôi gặp Thầy trên con đò Thừa Phủ, Thầy nói là lên chùa Từ Đàm nhưng đường sá trở ngại phải đi đò sang sông rồi đi bộ lên chùa. Khi đò ra giữa sông tôi nghịch ngợm hỏi Thầy: “Thưa Thầy, đã có ai về sông Tương chưa ạ?” Thầy cũng cười đáp lại: “Đối với tôi thì sông Tương là sông Hương. Tôi chỉ mong cuối đời về lại con sông này…” Ngày đó và bây giờ, tôi tự hiểu khái niệm “cuối đời về lại” của Thầy là linh khí của con người luân lưu sống giữa hồn thiêng sông núi. Nếu vậy, thì hôm nay Thầy đã về sông Tương.
Đó là lần cuối tôi gặp Thầy Văn Giảng. Nhưng sau đó không lâu, tôi lại được “gặp” Thầy qua một tác phẩm mang tính chất đạo ca của khách hành hương mà tôi đã gặp trên chuyến đò Thừa Phủ: Nhạc phẩm Từ Đàm Quê Hương Tôi. Lần nầy Thầy để tên tác giả là Nguyên Thông. Bản nhạc tuy được liệt vào thể loại nhạc tôn giáo nhưng cả giai điệu lẫn ca từ đã vượt ra ngoài khuôn khổ giới hạn của văn hóa chùa viện. Cảm quan nghệ thuật sáng tạo của người nhạc sĩ tài hoa đã dung hóa được tính chất tráng liệt của hùng ca như Thúc Quân, Lục Quân Việt Nam, làn điệu mượt mà lãng mạn của tình ca như Ai Về Sông Tương, Ai Đưa Con Sáo Sang Sông và biểu tượng thiêng liêng, siêu thoát của đạo ca như Mừng Đản Sanh, Ca Tỳ La Vệ, Từ Đàm Quê Hương Tôi:
Quê hương tôi miền Trung
Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung
Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng
Ôi uy nghiêm bóng chùa Từ Đàm
Nơi yêu thương phát nguồn đạo vàng
Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn…
Những nhạc sĩ tài hoa của nền tân cổ nhạc Việt Nam thuộc thế hệ Chiến Tranh Việt Nam lần lượt ra đi. Nghệ thuật và người nghệ sĩ đến với đời và ra đi không bằng tấm vé một chiều. Tác phẩm để lại cho thế hệ kế thừa sẽ làm cho con đường sáng tạo nghệ thuật rộn ràng và phong quang hơn. Với hơn 50 tác phẩm âm nhạc phong phú giá trị nghệ thuật để lại cho đời, nhạc sĩ Văn Giảng đã cống hiến phần tinh hoa lớn nhất của đời mình vì lợi lạc của tha nhân mà các nhà tu Phật giáo thường gọi là “công hạnh viên thành”. Thế hệ đàn em, học trò như chúng tôi có điểm tựa tinh thần đáng tự hào và trân trọng trong giờ phút tưởng niệm và bái biệt Thầy.

TRẦN KIÊM ĐOÀN





[You must be registered and logged in to see this image.]


Và luôn đáp ứng yêu cầu của những ai yêu NGHỆ THUẬT ...nude:

[You must be registered and logged in to see this image.]


* Các bạn yêu âm nhạc thân mến: nếu được đề nghị các bạn cứ yêu cầu bài nhạc nào bạn thấy thích nghe. Chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng, nếu được và nên theo vần chữ cái A, rồi đến B. ...  Z. Chúng ta sẽ tạo cho Topic này thành một BỘ SƯU TẬP với đầy đủ các yếu tố: giới thiệu tác giả,tác phẩm,sự hình thành, phần nhạc, nhạc lý, tranh ảnh minh họa NGHỆ THUẬT kể cả ...NUDE nghệ thuật đều ...chơi luôn. (Có thể chúng ta tạm lập một BAN để đánh giá thẩm định những hình ảnh khi đưa lên). Mong tất cả cùng hợp tác.
Thân ái


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Thu Sep 19, 2013 5:25 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
hovantam

hovantam


Tổng số bài gửi : 167
Join date : 14/03/2013
Age : 71

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Lời yêu cầu   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeTue Sep 10, 2013 9:52 am


Trần văn Hiếu ơi  !
Cho mình yêu cầu nhạc phẩm vần A có tựa đề : 
ANH ĐẾN THĂM EM ĐÊM BA MƯƠI
Anh đến thăm em đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em

Cảm ơn Hiếu nhiều
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Lời yêu cầu của HVTam   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeTue Sep 10, 2013 5:21 pm

ANH ĐẾN THĂM EM ĐÊM BA MƯƠI - Nhạc Vũ Thành An, Thơ Nguyễn Đình Toàn

Anh Tam ơi! Nếu EM đến thăm ANH thì phải thế nào hở anh?
Chắc EM không dám xin người phu quét đường ...chiếc lá vàng
đâu! Sợ anh ấy chận lại không cho em đến với anh đâu, người phu
quét đường ấy cũng ...đẹp giai lắm! Lại nhiều tài nữa! Anh xem anh
ấy tặng ảnh cho em đây nì:

[You must be registered and logged in to see this image.]


Nhà thơ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN

Nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ  Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà Nội,  trước 1975 làm việc tại Đài Phát Thanh Sài Gòn, chương trình Nhạc Chủ Đề, Ông có một lối dẫn nhập rất lạ và rất hấp dẫn lôi cuốn người thưởng ngoạn. Cho đến bây giờ lớp tuổi trên dưới 60 vẫn không quên  lời dẫn vào bài hát như thỏ thẻ với người yêu, nó nhẹ nhàng trầm lắng với giọng đọc rất điêu luyện của chính ông, đã làm say mê biết bao con tim thuở đó. Trong khi cộng tác với các tạp chí văn học bằng các truyện ngắn, và thơ.
(https://www.youtube.com/watch?v=1go7bk_5ClE&feature=player_detailpage)


[You must be registered and logged in to see this image.]

Năm 1998 ông định cư tại Mỹ  hiện ông và gia đình cư ngụ tại thành phố Westminster, California. và trở lại hoạt động mạnh trong lãnh vực âm nhạc, cho thực hiện hai cuốn CD ngay khi phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt: Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác, Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu. Tác phẩm văn chương của ông có nhiều: Chị Em Hải, 1961 là tác phẩm đầu tay của ông.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Từ phải sang: cô Kim Ngân, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và phu nhân.

nhạc sĩ VŨ THÀNH AN

[You must be registered and logged in to see this image.]


Nói đến nhạc sĩ Vũ Thành An, người ta thường nhớ đến thi sĩ Nguyễn Đình Toàn (sinh 1936 tại Hà Nội, di cư vào Nam 1954). Thơ và nhạc thường quyện lấy nhau,  2 ông đã cùng nhau cho ra đời những nhạc phẩm nổi tiếng: Tình khúc Thứ Nhất, Anh đến thăm em đêm 30 và sau đó là những bài "Không tên..." nổi tiếng một thời.
Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Năm 1960, ông vào học trường trung học Nguyễn Trãi và theo học nhạc sĩ Chung Quân cùng với Ngô Thụy Miên và  Đức Huy. Năm 1961, thi hỏng Tú tài , ông về trường Hưng Đạo để học tiếp Đệ nhị và tốt nghiệp Tú tài Toàn phần vào năm 1963.  Vũ Thành An tiếp tục học Đại học Luật Sài Gòn và tốt nghiệp vào năm 1971.
Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là Nhạc Sỹ Chung Quân chê. Trong thời gian học tại trung học Hưng Ðạo sáng tác nhạc cuả các bài Không Tên Số 2, Không Tên Số 6, Không Tên Số 8
Sự nghiệp âm nhạc của Vũ Thành An bắt đầu vào năm 1963. Khi đó, ông gặp Nguyễn Đình Toàn, một nhà thơ nhỏ nhẹ, lời nói êm như ru nhưng ẩn chứa nhiều sự khinh bạc đối với cuộc đời... Ca khúc đầu tay "Tình khúc thứ nhất" phổ thơ của Nguyễn Đình Toàn đã làm cho ông nổi tiếng và trở thành tâm điểm thời bấy giờ. Những năm tiếp theo, ông bắt đầu viết những bản nhạc không tên và phát hành tập nhạc "Những bài không tên" vào năm 1969.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Chuỗi sáng tác của Vũ Thành An, từ  "Tình Khúc Thứ Nhất", "Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi"  và  các bản "Không Tên" (cho đến nay ông sáng tác tất cả 50 bài không tên) được giới sinh viên, học sinh  đón nhận nồng nàn và trở thành một dòng nhạc mang dấu ấn lãng mạn và cũng rất riêng của ông.  "Nhạc Tình Vũ Thành An" là một kết hợp của âm điệu nhẹ nhàng, lã lướt với lời hát như quyện vào tâm hồn người nghe . Những diễn tả đau thương, trách cứ, giận hờn theo từng cung bậc ập vào tâm khảm đến rã rời, ray rứt . Ai chẳng từng yêu, chẳng từng xót xa và lo âu ?
Có thể nói rằng,  Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương,... tạo thành một lớp nhạc sĩ đầy tài năng của một giai đoạn âm nhạc trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam
Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và định cư tại Orange County Hoa Kỳ.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Đêm 30 Tết thường đem lại cho chúng ta những cảm giác bâng khuâng. Vào thời khắc giao mùa, con người thường quên đi những âu lo và phiền muộn. Một năm đã trôi qua...Và những lúc như thế chúng ta thường nghe nhạc để nhớ về những tháng ngày xưa cũ  ...
"Anh đến thăm em đêm ba mươi" là một tình khúc của Vũ Thành An.Lời thơ của Nguyễn Đình Toàn. Cũng chừng đó ca từ, ngần ấy giai điệu, sao mỗi lần nghe lại, chúng ta lại thấy nôn nao và ấm áp. Cái rung cảm của năm nào vẫn trở lại đầy ắp trong lời thì thầm của mấy chục năm về sau...
Tình ca Vũ Thành An chứa đầy niềm u uất, bẽ bàng của một tình yêu vừa chớm đã vội tan. Âm nhạc của ông sâu đậm và chứa đầy tính nhân văn. Ai đã từng cô đơn và bất hạnh mỗi khi nghe lại những tình khúc ông viết mới thấy hết được sự vỗ về, êm ái trong đau thương và mất mát. Dường như trong nghiệt ngã của định mệnh, con người luôn muốn gom góp những hạnh phúc mà người ta nhận từ thế giới huyễn hoặc và đầy cạm bẫy này..
Lâu lắm  rồi, những ca khúc nổi tiếng ngày ấy vẫn còn nguyên những óng chuốt, mềm mại và ngọt ngào...

[You must be registered and logged in to see this image.]
Tổng hợp từ nhiều nguồn

[You must be registered and logged in to see this image.]


Ca sĩ Khánh Ly

[You must be registered and logged in to see this image.]https://2img.net/r/ihimg/a/img845/3628/yh3n.jpg


Ca sĩ Bằng Kiều

Tặng cho anh Tam cả đống lá vàng luôn - Gắng ...lượm cho hết anh hỉ! Giống như lượm ...ớt ấy mà:

[You must be registered and logged in to see this image.]


Ca sĩ Nguyên Khang



Được sửa bởi tranvanhieu ngày Fri Nov 08, 2013 10:27 am; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeSat Sep 14, 2013 7:06 am

[You must be registered and logged in to see this image.]

ÁO LỤA HÀ ĐÔNG từ thơ qua nhạc

Khi những người yêu thơ Nguyên Sa thì không một ai không biết đến tên Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ phổ thơ của Nguyên Sa đạt đến đỉnh điểm tâm hồn của ý thơ. Như trong các bài viết về nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, Linh Phương, từ vô danh nhưng qua những tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy được phổ biến từ thơ, trở thành nổi tiếng. Hoặc như “Màu tím hoa sim” của thi sĩ Hữu Loan, “Trăng Vàng Trăng ngọc” của Hàn Mặc Tử, nếu không có một Dzũng Chinh, một Trần Thiện Thanh vừa lấy ý thơ vừa lấy cả cuộc đời của nhà thơ đưa vào nhạc, có lẽ những bài thơ đó chỉ vang bóng một thời rồi chìm vào quên lãng.
Nên khi nói đến thơ Nguyên Sa, nếu không nhắc đến tên nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thật thiếu xót vô cùng. Bởi thơ Nguyên Sa quá cao sang, nên đã có thời kỳ có nhiều người lên tiếng nhận xét, chỉ thích hợp cho giới trí thức, những sinh viên học sinh, nó không thể đi vào tâm hồn của đại đa số người ái mộ thơ thuộc thành phần bình dân ít học. Nhưng từ khi có những nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên ra đời phổ từ thơ Nguyên Sa, thì thơ Nguyên Sa mới trở nên rộng khắp, đi vào tâm hồn đại đa số công chúng nhiều hơn.
Trước khi nói về nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, chúng ta nên biết về thơ và cuộc đời của nhà thơ Nguyên Sa.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Nhà thơ Nguyên Sa

Nguyên Sa sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nội, Tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc, thuộc trường phái thơ lãng mạn với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa", v.v.

Theo gia phả thì tổ tiên của nhà thơ người có gốc Thuận Hóa (Huế), ông cố là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời vua Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội sinh sống.

Vào những năm kháng chiến, năm 1949 gia đình cho Nguyên Sa qua Pháp du học. Năm 1953, ông đậu tú tài Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Vì thế đã có nhiều bài thơ nổi tiếng được ông sáng tác trong thời gian này. Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, cả hai ông bà về nước.
Ở Sài Gòn, nhà thơ Nguyên Sa dạy ban C, môn triết học tại trường công lập Chu Văn An, ông còn dạy triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ngoài ra hai vợ chồng nhà thơ Nguyên Sa cũng mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi, đồng thời cộng tác với nhiều trường trung học tư thục khác như Văn Lang, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Thượng Hiền. Ngoài việc dạy học, nhà thơ Nguyên Sa còn chủ trương tạp chí Hiện Đại, một tạp chí sáng tác văn học, cùng thời với nhóm Sáng Tạo và Thế Kỷ 20.
Năm 1975, gia đình nhà thơ Nguyên Sa sang Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình mới qua bang California, Mỹ, sinh sống. Ở vùng đất mới, ông chủ trương tạp chí Đời, băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời. Nhà thơ Nguyên Sa ở California từ đó cho tới ngày ông qua đời, mất vào ngày 18/4/1998.
Có thể do sự tình cờ hữu duyên, những bài thơ của Nguyên Sa được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc đã lan tỏa rất nhanh vào đời sống văn hóa mọi người lúc đó, và cho đến tận hôm nay, nên khi nhắc đến Nguyên Sa là người ta lại nghe vang lên trên môi những lời hát từ nhạc Ngô Thụy Miên :
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh (Áo lụa Hà Đông)
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường (Tuổi mười ba)
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm.
Chả biết tay ai làm lá sen (Paris có gì lạ không em)
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn.
Nếu em sợ thời gian dài vô tận (Tháng sáu trời mưa)
Theo một nhà văn nhận định về cuộc đời thi ca của Nguyên Sa đã nói :
- “Những bài thơ được phổ nhạc ấy cứ bồng bềnh từ thế hệ này sang thế hệ kia, khiến nhiều bài thơ khác của Nguyên Sa ít nhiều bị che khuất, kể cả những câu thơ độc đáo miêu tả chiếc áo dài dân tộc “Có phải em mang trên áo bay/ Hai phần gió thổi, một phần mây/Hay là em gói mây trong áo/ Rồi thở cho làn trắng bay”.

NGUYỄN VIỆT


[You must be registered and logged in to see this image.]


Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (1948 - )
[You must be registered and logged in to see this image.]
Là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của những ca khúc lãng mạn Áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời, Niệm khúc cuối... Ngô Thụy Miên được xem như một trong những nhạc sĩ lớn của miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau.
Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng. Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau đó ở Sài Gòn(trên đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung Quân và Hùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau đó ông học ở Đại học Khoa học Sài Gòn. Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình.
Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.

[You must be registered and logged in to see this image.]              [You must be registered and logged in to see this image.]
(Từ trái sang phải: Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và phu nhân - Thanh Vân, nhạc sĩ Đăng Khánh, nhạc sĩ Nghiêm Xuân Cường và phu nhân - Tuyết Hạnh)       (Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên ngồi với bạn bè Việt Nam và các đồng nghiệp của ông, hầu hết trong số đó cũng đang hoat động âm nhạc)

Bắt đầu sáng tác từ năm 1963, tác phẩm đầu tiên của ông Chiều nay không có em đến với công chúng năm 1965, sau đó là Mùa thu cho em và những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Trong thời gian theo học đại học, ông đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu,Thanh Lan, Duy Quang... cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.

Sự kiện 30 tháng 4, 1975, Đoàn Thanh Vân cùng với toàn gia đình di tản sang Mỹ trong ngày đầu tiên. Tháng 10 năm 1978, Ngô Thụy Miên rời Việt Nam, vượt biên đến Mã Lai, sau đó qua Montréal (Canada) và gặp lại Đoàn Thanh Vân. Cuối 1979, hai người thành hôn, và năm 1980 sang định cư tại San Diego, California. Năm 1981 ông tốt nghiệp BS về khoa học máy tính và hiện nay Ngô Thụy Miên làm việc tại Olympia, Washington.
Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997), được coi là một trong vài tình khúc tiêu biểu của thập niên. Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông cũng được thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài sáng tác ở trong nước.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Có những nhận xét từ mọi người khi nói rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu ảnh hưởng từ thơ Nguyên Sa. Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc Ngô Thụy Miên vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân”. Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo, như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này lên hàng top hit.
Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao hưởng trường cửu, như các ca khúc “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”, “Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng 6 trời mưa”… Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật.
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thường tâm sự : “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”, cho thấy ông là người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng những sáng tác tác phẩm của mình, vì ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành điện toán. Cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, do đó những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như nhiều nhạc sĩ cùng thời.
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, “tôi không viết cho mọi người”. Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu.


[You must be registered and logged in to see this image.]




[You must be registered and logged in to see this image.]


Bắt đầu từ hôm ni, nếu thấy thích hợp với đề tài, H. sẽ đưa lên những hình ảnh tuyệt đẹp MALE NUDE ART dành tặng riêng cho vợ và con gái (nếu có) các bạn. Biết đâu có họ diễn đàn sẽ vui hơi, sinh động và phong phú hơn thì sao. Và chính họ sẽ là những người đánh giá, thẩm định đầy tính phản biện nhất để chúng ta ...dè chừng!?! Chúng ta lại được tiếng là …không kỳ thị giới tính.
Quên, còn phải tặng cho vị nào đã đi Pattaya,Thái Lan nữa chứ!

Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeSun Sep 15, 2013 10:22 pm

Chào Hiếu.
Bạn làm tuyệt lắm ....không hỗ danh đệ của " sư cọ" ni chút mô cả . Cám ơn bạn đã tiếp sức tớ trong những ngày tớ bận việc...
Vài hôm nữa khi thu xếp việc xong tớ sẽ cùng cậu làm cho chủ đề này thật "trội " nhé!. Làm sao để các bạn vào đây là " Quên cả lối về " nha anh chàng "còi xương".
Thân mến.
Anhngoc
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeWed Sep 18, 2013 6:09 am

ẢO ẢNH - Y Vân

[You must be registered and logged in to see this image.]

Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội (quê gốc ở Thanh Hóa). Thuở niên thiếu, ông từng theo học nhạc với Giáo sư - nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đã tập tành sáng tác từ rất sớm. Mồ côi cha, nhà nghèo, cả nhà nhạc sĩ phải dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế, ông rất thương mẹ và các em, ông phải đi dạy đàn để nuôi gia đình.
Năm 1952 ông vào Nam, tiếp tục sáng tác, chơi nhạc, hòa âm và dạy nhạc, ngoài ra còn viết sách dạy nhạc và đàn guitar. Ngoài ra ông còn là người đi tiên phong cho dòng nhạc nhẹ với những bài hát có giai điệu chachacha, disco, twist như: "Sài Gòn", "Ảo ảnh", "Sáu mươi năm cuộc đời", "Thôi".
Thời gian sau năm 1975, ông tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu... Ông làm việc cật lực bất kể ngày đêm để tạo cuộc sống tương đối cho gia đình.
Nhạc sĩ Y Vân có 2 đời vợ và 8 người con. Con trai đầu là Tuấn Vũ, con gái thứ hai tên Thy Vân, con thứ ba tên Ngọc Tuyền, con thứ tư tên Thanh Hằng, con thứ năm tên Tấn Phong, con thứ sáu tên Kim Sa, con thứ bảy tên Ngân Hà và con thứ tám là Ngọc Tú. Ông mất vào ngày 28 tháng 11 năm 1992 (tức ngày 05 tháng 11 năm Nhâm Thân - âm lịch). Hưởng thọ 60 tuổi (đúng như dự đoán của ông trong bài 60 năm cuộc đời)
Nghệ danh
Nghệ danh Y Vân có nghĩa là "Yêu Vân", tên tiểu thư Tường Vân - người yêu đầu tiên của ông. Ông chọn nghệ danh này từ khi chuyện tình giữa ông và cô này tan vỡ. Một số ca khúc của ông đã được viết lên để nói lên tâm sự này: Đò nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng...

SỰ NGHIỆP:
Bài hát Lòng mẹ của ông rất nổi tiếng và được xem như một trong những ca khúc tiêu biểu, sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình mẹ. Bài hát sáng tác năm 1952, được giới thiệu bởi giọng ca Giao Linh. Từ đó đến nay, bài hát đã được nhiều ca sĩ thể hiện, không những thế nó còn là một bài hát rất quen thuộc với người Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=qp3XNzX_Dso&feature=player_detailpage

Công trình nghệ thuật Dân ca ba miền được Nguyễn Văn Đông phác thảo và Y Vân sưu tầm tài liệu với các công việc: sưu tầm bài hát, tài liệu, nhạc khí cổ, tuyển chọn ca sĩ, ca nương theo đúng mẫu xưa phù hợp với phong cách từng địa phương. Dự án bao gồm 20 tiết mục chia đều cho 3 miền và đã được phát hành trong nước trong băng/đĩa Continental 6. Ngoài ra, còn phát hành ấn bản tiếng Anh với tên gọi Vietnamese Traditional Songs để tặng tòa đại sứ các nước và các cơ quan văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Tác phẩm này gây tiếng vang lớn và được tổ chức UNESCOkhích lệ, hỗ trợ chuyên gia giúp củng cố hồ sơ di sản văn hóa thế giới. Hồ sơ hoàn thành năm 1974, Tuy nhiên vì sự kiện 30/4/1975 nên cuối cùng không thực hiện được.
• Tự học Tây Ban Cầm (nhạc thời trang - nhạc Jazz) viết chung với Lan Đài.
"Một công trình nghiên cứu và biên soạn công phu có đầy đủ những tiết điệu tân kỳ sẽ làm vừa lòng quý bạn yêu nhạc thời trang và nhạc Jazz."
• Tự học Tây Ban Cầm (phương pháp Flamenco) viết chung với Lan Đài.
"Một tập phương pháp dễ hiểu và đầy đủ nhất gồm 36 bài tập cần thiết để quý bạn luyện tập về lối chơi đặc biệt Tây Ban Nha này và 5 nhạc phẩm Việt Nam, ngoại quốc chọn lọc soạn riêng cho độc tấu và hòa tấu theo lối Flamenco."

Wikipedia

[You must be registered and logged in to see this image.]



[You must be registered and logged in to see this image.]

[You must be registered and logged in to see this image.]


Male nude art
[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Fri Sep 20, 2013 4:41 am; sửa lần 6.
Về Đầu Trang Go down
hovantam

hovantam


Tổng số bài gửi : 167
Join date : 14/03/2013
Age : 71

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Gởi Hiếu   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeWed Sep 18, 2013 8:55 am


Hiếu ơi ! Mi kiếm đâu ra hình của em quá tuyệt vời.
Đường cong tuyệt hảo đầy tính nghê thuật -
Đẹp quá -đẹp quá .
Cảm ơn Hiếu .
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeWed Sep 18, 2013 9:09 am

Ôn Tam ơi!
Có 2 chuyện cần phải nói:

1. Nội dung hình ảnh minh họa có phù hợp với nội dung bài nhạc hay không! (xin xem lại những bài Hiếu tui đưa lên)
2. Quý CHEF nhà mình có DUYỆT hay không! (Xin cho một lời phê)

Và xin thưa một lần nữa, tất cả những hình Hiếu tui đưa lên bảo đảm 100% là "NUDE NGHỆ THUẬT", khác với "ảnh không mặc áo quần"
Hãy xem lại từ: "hình sex" & "hình nghệ thuật" đi! Vì quan niệm đó là không chính xác.
Tặng riêng cho ôn vài tác phẩm "NUDE NGHỆ THUẬT" tuyệt đẹp sau, bảo đãm ôn, hay ôn Long55 không phải nhắm 1 con mắt Sex hay con mắt nghệ thuật đâu mà PHẢI NHÌN BẰNG CẢ HAI CON MẮT và không biết mắt nào là "mắt sex", mắt nào là "mắt nghệ thuật". Hiếu tui tạm dùng từ là "ẢNH SEX NGHỆ THUẬT":

[You must be registered and logged in to see this image.]

Có dịp tui sẽ nói lại vấn đề này'
Thân
Hiếu lùn
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeSat Sep 21, 2013 9:05 pm

[You must be registered and logged in to see this image.]

BÀI KHÔNG TÊN SỐ 2
Các Bài không tên là một số các ca khúc của nhạc sĩ Vũ Thành An.
Năm 1965 Vũ Thành An viết bản "Tình khúc thứ nhất" để kỷ niệm một mối tình. Sau đó tiếp đến các "Bài không tên số 1", "2", "3", "4". Cuộc tình kéo dài được một năm thì chấm dứt, "Bài không tên cuối cùng" đánh dấu thời điểm đó. Sau "Bài không tên cuối cùng", Vũ Thành An quay lại viết các "Bài không tên số 5", "6", "7"... không theo một thứ tự nào.
Tổng cộng có khoảng 50 "Bài không tên", trong số đó một vài bài vẫn mang một tên khác như là "Bài không tên số 11" là "Cuối dòng sông khô", "Bài không tên số 13" là "Tình xưa gái Huế", "Bài không tên số 37" là "Rưng rưng lệ", "Bài không tên số 40" là "Đời đá vàng", "Bài không tên số 41" là "Một thời phóng đãng"... Về sau Vũ Thành An còn sáng tiếp một số "Bài không tên" khác như "Bài không tên cuối cùng tiếp nối", "Không tên trở lại cuối cùng", "Không tên trở lại số 7", "Không tên tiếp nối số 28"...
Theo một bài phỏng vấn Vũ Thành An, ông cho biết việc không đặt tên các bài hát là một dụng ý để thu hút sự chú ý của người nghe nhạc.


[You must be registered and logged in to see this image.]


Bài không tên không số               Nếu tan chiến cuộc anh rời bỏ chốn xa thành phố...
"Tình khúc thứ nhất"                  Tình vui theo gió mây trôi. Ý sầu mưa xuống đời...
Bài không tên số 1                     Xin đời sống cho tôi mượn tiếng.Xin cho cơn mê...
Bài không tên số 2                    Lòng người như lá úa, trong cơn mưa chiều. Nhiều cơn gió xoayYêu nhau cho nhau nụ cười,...
Bài không tên số 3                     Yêu nhau cho nhau nụ cười, thương nhau cho nhau cuộc đời
Bài không tên số 3 (trở lại)          Yêu nhau cho nhau một lần, thương nhau cho nhau một lần...
Bài không tên số 4                      Khóc cho vơi đi những nhục hình, nói cho quên đi những tội tình...
Bài không tên số 5                      Quấn quít vân vê tà áo, run run đôi môi mở chào...
Bài không tên số 6                      Đêm nay gió xôn xao, ngoài kia đã vang lời mưa chào....
Bài không tên số 7                      Một làn khói trắng, ru đời vào quên lãng...
Bài không tên số 7 (trở lại)           Dòng nhạc xa cũ, khơi lại niềm nhung nhớ...
Bài không tên số 8                     Chiều thơm, du hồn người bềnh bồng...
Bài không tên số 9                     Ngày đến mang tin buồn. Thời gian theo về nguồn...
Bài không tên cuối cùng              Nhớ em nhiều, nhưng chẳng nói, Nói ra nhiều cũng vậy thôi...
Bài không tên cuối cùng (trở lại)   Nhớ rất nhiều, câu chuyện đó, Ngỡ như là ngày hôm qua...
Bài không tên số 11                   Em... thướt tha như một câu thơ, hắt hiu trong ngàn lời đêm chờ...
Bài không tên số 12                   Chiều vàng dìu nhau trong gió. Rì rào hàng dương thương nhớ...
Bài không tên số 13                  Một bóng dáng mảnh mai... Một mái tóc mềm ướt dài...
Bài không tên số 14                  Đà Lạt xanh trong... in dấu chân em hồng...
Bài không tên số 15                  Ngày nào ta còn có nhau. Biết đâu mai sau đẹp xấu....
Bài không tên số 16                  Lời em nói vẫn như văng vẳng đâu đây....
Bài không tên số 17                  Mười năm rút lại trong một giây. Tình yêu cố gìn đã vụt bay...
Bài không tên số 18   Em ngước nhìn trời xanh xanh thẳm tìm ngọn gió đong đưa tháng năm...

............................................................................................................

[You must be registered and logged in to see this image.]



[You must be registered and logged in to see this image.]



[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeTue Oct 01, 2013 10:15 pm

TrongTiêu đề: CẶP ĐÔI HOÀN HẢO  Sun Sep 22, 2013 8:33 am. Thầy Lân râu có nói như vầy:  
Thưa các bạn,bài hát “Que sera sera” theo mềnh thì là một bài hát có tính nhân văn rất hay (có lẽ lại phải nhờ anh “mét hai” giới thiệu kỹ hơn trong Giai điệu tình yêu).
Thầy ra bài về nhà làm thì trò phải làm và trả bài, nay Hiếu mét hai xin lên bảng trả bài.
Có khá nhiểu bản remixed rất hay cho bản nhạc này, vị nào thích bản nào thì chọn nghe bản đó:

[You must be registered and logged in to see this image.]

"Que Sera, Sera  xuất bản lần đầu vào năm 1956, là bài hát được sáng tác bởi Jay Livingston và Ray Evans. Bài hát đã được chọn làm nhạc phim  trong bộ phim của đạo diễn Alfred Hitchcock “The Man Who Knew Too Much” (1956),  với sự tham gia Doris Day và James Stewart trong vai chính.
Bài hát được hãng Columbia Records thu âm đã được xếp hạng TOP 2 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và TOP 1 trong bảng xếp hạng UK Singles. Từ năm 1968 đến năm 1973, nó là bài hát chủ đề cho những buổi trình diễn mở màn của Doris Day Show. Nội dung của bài hát thông qua cuộc đời của người kể chuyện, từ thời thơ ấu, đến tuổi trưởng thành và sống trong tình yêu, làm cha mẹ và từng hỏi: "Tôi sẽ là gì?" hoặc "Điều gì đang ở phía trước?" Điệp khúc lặp đi lặp lại câu trả lời: "Điều gì đến sẽ đến."
Bài hát được nằm trong các bảng xếp hạng đầu của tạp chí Billboard vào tháng Bảy năm 1956.Sau đó nhận được giải thưởng  Oscar 1956 cho phim hay nhất Song với tiêu đề thay thế "Bất cứ điều gì Will Be, Will Be (Que Sera, Sera)". [7] Đây là giải Oscar thứ ba trong thể loại này cho Livingston và Evans, người trước đó đã giành được trong năm 1948 và năm 1950. [8] trình tự tiêu đề của bộ phim Hitchcock cho tên bài hát như Dù Will Be. Đó là một No.1 tại Úc cho ca sĩ nhạc pop Normie Rowe trong năm 1965.
Đôi khi bài hát được nhầm lẫn với các bài hát Che Sara, [9] phát hành bởi José Feliciano, đầu tiên ở Ý vào năm 1971, sau đó trong tiếng Tây Ban Nha như Que Sera, nhưng hai bài hát không có gì chung ngoại trừ sự giống nhau của tiêu đề và chủ đề chung quan tâm về tương lai. (Che Sara đã được viết bởi hai người Ý, Jimmy Fontana (sinh Enrico Sbriccoli) và Franco Migliacci và tiêu đề là ngữ pháp chính xác hơn là Que Sera, Sera).
Sự phổ biến của bài hát đã dẫn đến sự tò mò về nguồn gốc của câu nói và bản sắc của ngôn ngữ của mình . Câu nói - viết cả trong các hình thức tiếng Tây Ban Nha như được sử dụng bởi Livington và Evans và trong các hình thức Ý như " che sara sara " ( hiếm khi có dấu) có nguồn gốc ở Anh ít nhất là vào đầu thế kỷ 16, đầu tiên như một phương châm, và sau đó là một biểu hiện của định mệnh của nhân vật văn học . Nó hầu như không có lịch sử ở Tây Ban Nha hoặc Ý, và trong thực tế là sai ngữ pháp trong tiếng Tây Ban Nha và Ý. Nó đã được dịch sai từ ngữ cho từ tiếng Anh " gì đến sẽ đến ".

[You must be registered and logged in to see this image.]

Livingston và Evans đã có một số kiến thức của Tây Ban Nha, và bắt đầu sự nghiệp của họ, họ làm việc cùng nhau như nhạc sĩ trên tàu du lịch trên vùng biển Caribbean và Nam Mỹ . Nhà soạn nhạc Jay Livingston đã thấy trong phim phim The Barefoot Contessa, Hollywood trong đó một gia đình người Ý có phương châm " Che Sara Sara " khắc trên đá tại biệt thự của tổ tiên họ . Ông ngay lập tức đã viết nó như một tiêu đề bài hát, ông và nhà thơ trữ tình Ray Evans sau đó đã cho chỉnh sửa bằng tiếng Tây Ban Nha " bởi vì có rất nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới ".

Bài hát được thường xuyên hát tại giải bóng đá Anh  khi một đội bóng  tiến vào vòng tiếp theo của cuộc thi và cuối cùng sẽ dẫn họ đến sân vận động Wembley, dòng thứ hai của điệp khúc được thay đổi để ' Que Sera, Sera , bất cứ điều gì sẽ được, sẽ được , chúng ta sẽ tới Wembley , Que Sera, Sera " .


[You must be registered and logged in to see this image.]

Năm 1956, " Que Sera, Sera " là tên được đặt cho một loại máy bay của hải quân Mỹ C -47 Skytrain C 47, là máy bay đầu tiên hạ cánh xuống Nam Cực
Năm 1965 ghi âm của " Que Sera, Sera " , được sản xuất bởi Pat Aulton trên nhãn ghi Sunshine QK 1103, ca sĩ nhạc pop Normie Rowe  người Úc hát, là hit lớn nhất trong sự nghiệp của mình, được cho là đã có đĩa đơn bán chạy nhất của Úc trong những năm 1960. bài hát đã được " thực hiện trong phong cách của " Louie , Louie” ( theo cách của The Beatles " Twist & Shout" ) , và được hỗ trợ bởi ban nhạc Rowe các Playboys .
Năm 2006, Rowe phát hành một phiên bản, được phát hành bởi ABC thông qua iTunes , và sau đó được sự kết hợp bởi kỹ thuật số với âm thanh và vũ đạo hiện đại hơn " .

[You must be registered and logged in to see this image.]




[You must be registered and logged in to see this image.]
Doris Day
Que Sera Sera

When I was just a little girl
I asked my mother, what will I be
Will I be pretty, will I be rich
Here's what she said to me.

Que Sera, Sera,
Whatever will be, will be
The future's not ours, to see
Que Sera, Sera
What will be, will be.

When I was young, I fell in love
I asked my sweetheart what lies ahead
Will we have rainbows, day after day
Here's what my sweetheart said.

Que Sera, Sera,
Whatever will be, will be
The future's not ours, to see
Que Sera, Sera
What will be, will be.

Now I have children of my own
They ask their mother, what will I be
Will I be handsome, will I be rich
I tell them tenderly.

Que Sera, Sera,
Whatever will be, will be
The future's not ours, to see
Que Sera, Sera
What will be, will be.
Biết ra sao ngày sau



Khi còn nhỏ, tôi thường hỏi mẹ rằng
Con sẽ trở nên ra sao.
Liệu con có trở thành một cô gái đẹp
liệu con có giàu có

Và đây là những gì bà trả lời tôi

Que sera sera,
Bất kể điều gì sẽ đến với con
Thì tương lai không phải là thứ mà ta có thể thấy được
Que sera sera,
Cho dù chuyện gì sẽ đến.

Rồi khi tôi lớn lên, và biết yêu
Tôi hỏi người yêu tôi rằng, chuyện gì chờ đợi ta phía trước
Liệu chúng ta sẽ hạnh phúc mãi mãi

Và đây là những gì chàng nói

Que sera sera,
Bất kể điều gì sẽ đến
Thì tương lai không phải là thứ mà ta có thể thấy được
Que sera sera,
Cho dù chuyện..


[You must be registered and logged in to see this image.]



Lời Việt Phạm Duy:
Ngày em còn thơ lòng vương mông mơ
thường hay hỏi má em má ơi ngày sau
con sẽ thắm tơ duyên và vui sướng không
rồi nghe má khuyên bảo rằng
Biết ra sao ngày sau
đời luyến lưu vui tươi khổ đau
vì sắc duyên là sông bể dâu
nào ai biết ngày sau
Đời ta sẽ về đâu
Ngày em tròn đôi lòng vương tình yêu
thường hay hỏi khẽ anh hỡi anh ngày sau
ta sẽ mãi bên nhau và vui sướng không
thì anh nắm tay bảo rằng
Biết ra sao ngày sau
mình có nhau hay thêm khổ đau
tình có phai nhạt hay bên lâu
nào ai biết ngày sau
đời ta sẽ về đâu...



Bản gốc tiếng Pháp:

Dans un berceau d'un vieux château
Une promesse vient d'arriver
Une princesse tout étonnée
à qui l'ont vient chanter
Que sera sera
Demain n'est jamais bien loin
Laissons l'avenir venir
Que sera sera Que sera sera

Dans un berceau d'un vieux château
Une promesse vient d'arriver
Une princesse tout étonnée
à qui l'ont vient chanter
Que sera sera
Demain n'est jamais bien loin
Laissons l'avenir venir
Que sera sera Que sera sera

Dans un berceau d'un vieux château
Une promesse vient d'arriver
Une princesse tout étonnée
à qui l'ont vient chanter

Que sera sera
Demain n'est jamais bien loin
Laissons l'avenir venir
Que sera sera Que sera sera
Que sera sera



Bản dịch từ tiếng Anh qua tiếng Pháp:

Quand j'étais juste une petite fille,
J'ai demandé à ma mère: «Que vais-je être?
Will I be pretty?
Will I be rich?
Voici ce qu'elle me dit:

"Que sera, sera,
Whatever Will Be, sera;
L'avenir n'est pas le nôtre de voir.
Que sera, sera,
Ce qui sera, sera ».

Quand j'étais juste un enfant à l'école,
J'ai demandé à mon professeur, «Que vais-je essayer?
Devrais-je peindre des tableaux "
Devrais-je chanter des chansons?
Ce fut sa réponse judicieuse:

"Que sera, sera,
Whatever Will Be, sera;
L'avenir n'est pas le nôtre de voir.
Que sera, sera,
Ce qui sera, sera ».

Lorsque j'ai grandi et sont tombés amoureux.
J'ai demandé à mon amie, "Quel avenir?
Devrons-nous en-ciel
Jour après jour? "
Voici ce que mon amie a dit:

"Que sera, sera,
Whatever Will Be, sera;
L'avenir n'est pas le nôtre de voir.
Que sera, sera,
Ce qui sera, sera ».

Maintenant j'ai des enfants de la mienne.
Ils demandent à leur mère: «Que vais-je être?"
Serai-je belle?
Will I be rich?
Je leur dis tendrement:

"Que sera, sera,
Whatever Will Be, sera;
L'avenir n'est pas le nôtre de voir.
Que sera, sera,
Quel sera, sera.
Que Sera, Sera! "



Một bài Que sera sera lạ, không cần nghe, chỉ xem (tặng anh Tam):




[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: ANH CÒN NỢ EM - Anh Bằng   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeThu Oct 03, 2013 3:53 pm

ANH CÒN NỢ EM - Nhạc :Anh Bẳng . Thơ: Phan Thành Tài


Thân chào các bạn.
Hôm nay , trở về nhà xưa tôi xin gửi đến các bạn nhạc phẩm Anh Còn Nợ Em . Bài này tôi xin tặng cho các bạn có cùng tâm trạng của thi sĩ Phan Thành Tài ....
Trích dẫn cảm nhận về bài hát này ( Nguồn Internet)

Có lẽ cũng từ nguyên tác bài thơ nên xuyên suốt ca khúc, câu hát Anh còn nợ em đã dẫn dắt người nghe cùng tác giả tìm lại cuộc tình đánh mất còn lẩn khuất nơi nào đó trong trái tim mình…

Ngay từ tựa đề ca khúc đã thu hút sự tò mò vốn có của phái nữ, và dỉ nhiên cũng đoán biết được đây là món nợ tình yêu… nhưng, anh còn nợ em những gì để anh mãi hoài vương vấn khi dòng đời đã chia hai người hai lối?!

Tôi nghe ca khúc này qua nhiều giọng hát, từ các ca sĩ Quang Dũng, Xuân Phú, Thanh Long, Bảo Yến, Quỳnh Lan, Thiên Kim đến các bạn trong nhóm như Duy Khả, Minh Toàn, Thùy Dương… và cảm nhận rằng trong trái tim mỗi người đều “vương nợ”, và món nợ này nhiều hay ít đều được thể hiện chính trong tiếng hát - tiếng lòng của riêng mình!

Một cuộc tình tan vỡ, chia ly phải chăng cả hai cùng có lỗi? Và khi thời gian đưa chúng ta xa dần những kỷ niệm ngọt ngào, khi hương ngày cũ phôi pha, bao giận hờn yêu thương lắng đọng như những vùng xoáy lặn sâu dưới đáy biển đời thì chính lúc đó vết thương mơ hồ thuở nào lại bừng lên cơn đau nhức nhối.

Anh nợ em từ những “dấu vết” bình thường trong cuộc sống nơi mình đã từng qua… đó là chiếc ghế đá công viên dãi dầu mưa nắng những chiều tà giữ chúng mình bên nhau, vô tư ngắm sắc vàng của từng chiếc lá rơi, xòe tay đón hạt mưa tinh khiết, trong veo như mắt em ngày ấy.

Anh nợ em dòng thời gian êm đềm chở theo mình bao lời yêu say đắm, con sông mang ánh chiều rực nắng thêm hồng đôi má thắm duyên. Mình ngắm cánh chim tung bay tìm về tổ ấm, và mái tóc em xõa làn hương huyền hoặc quấn quýt hồn anh ngọt cả giấc mơ dài.

Anh nợ em ánh trăng vàng lặng thầm soi lối, mĩm cười nhìn anh vụng về lần đầu ghé đóa môi em, hai trái tim hòa nhịp rung ngân bối rối trong chiếc hôn dịu say ngơ ngác vội vàng…

Anh nợ em cuộc tình không đoạn kết để suốt đời mang trên vai mình cây thập giá đau đáu ngóng trông về phương ấy một câu hỏi chạnh lòng… em có hạnh phúc không?! Dòng lệ đắng đêm chia tay ướt nhòe lời giã biệt, một lần đã trót quay lưng là một đời đành đánh mất nhau rồi!

Anh còn nợ em! Ca khúc khép lại trong câu hát buồn mênh mông hòa cùng giai điệu tiếc nuối xót xa! Anh nợ Em nhưng có phải chính Em cũng là người luôn mắc nợ với Anh… nếu không thì vì sao ca khúc này lại cứa vào lòng em vết thương xưa quắt quay, đớn đau như thế và vì sao mùa giông bão tự nơi nào đổ về giăng kín trái tim em!!!


Còn đây là link nói về Nhạc sĩ ANh Bằng cho các bạn nào muốn biết rõ về nhạc sĩ này cùng những hoạt động và tác phẩm của ông:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_B%E1%BA%B1ng

Bây giờ mời các bạn cùng lắng nghe nhạc phẩm này:







Còn đây là karaoke cho các bạn nào muốn hát theo :


Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeThu Oct 03, 2013 4:00 pm

ANH CÒN NỢ EM - Anh Bằng

Chút nửa thì quên gửi nhạc bản này cho các bạn chơi đàn.

[You must be registered and logged in to see this image.]


Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: AI NÓI YÊU EM ĐÊM NAY - Trần Thiện Thanh   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeMon Oct 07, 2013 12:48 pm

AI NÓI YÊU EM ĐÊM NAY - Trần Thiện Thanh

Thân chào các bạn.
Hôm nay mình mời các bạn cùng thưởng thức nhạc phẩm AI NÓI YÊU EM ĐÊM NAY nhạc và lời của Trần Thiện Thanh ( tức là ca sĩ Nhật Trường ).
Để khỏi rối mắt các bạn nhưng cũng phục vụ cho các bạn muốn tìm hiểu rõ về nhạc sĩ kiêm ca sĩ tài danh này mời các bạn click vào các link sau để đọc:
http://www.vietnet.com.au/details.php?nid=699
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Thi%E1%BB%87n_Thanh
http://www.langchai.com/NT_nhattruonganhkhongchet.htm

Sau đây mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm này do chính tác giả trình bày.

Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: AI NÓI YÊU EM ĐÊM NAY - Trần Thiện Thanh   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeMon Oct 07, 2013 1:01 pm

AI NÓI YÊU EM ĐÊM NAY - Trần Thiện Thanh

Cũng như thường lệ sau đây là bài hát Ai nói yêu em đêm nay có đầy đủ ký âm ,lời và hợp âm dành cho các bạn chơi đàn :

[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeTue Oct 08, 2013 11:47 am

BÀI KHÔNG TÊN số 31 - Vũ Thành An

Bài này không cần ..."hình yêu tinh" anh Tam hỉ!

Cái hình "lày" học "nóm" sư cọ AnhNgoc:
[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: ANH VỀ VỚI EM - Trần Thiện Thanh   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeWed Oct 09, 2013 5:02 pm

ANH VỀ VỚI EM - Trần Thiện Thanh


Thân chào các bạn .
Hôm nay mình xin gửi đến các bạn một nhạc phẩm cũng vần A nữa của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đó là nhạc phẩm Anh về với em .
Mời các bạn cùng thưởng thức qua giọng ca của chính tác giả.


Cũng ca khúc này nhưng do 2 ca sĩ trẻ Quang Lê & Tâm Đoan trình bày


[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: ANH VỀ VỚI EM - Trần Thiện Thanh   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeWed Oct 09, 2013 5:08 pm

ANH VỀ VỚI EM - Trần Thiện Thanh

Nhạc bản Anh Về Với Em cho các bạn chơi đàn

[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: ÂM NHẠC và HỘI HỌA    GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeMon Oct 14, 2013 5:44 am

Tinh cờ tìm lại được bài "NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON" nằm trong tập Rong ca của Nhạc sĩ Phạm Duy từ lâu không nghe. Tặng cho mấy ôn có được M rồi mà không bao giờ chịu cưới, chừ thỉnh thoảng nghe ai gợi nhớ, lại ngồi ...khóc!!




Cũng kể từ hôm nay, Hiếu lùn xin chuyển đổi "HÌNH ẢNH QUỶ SỨ" nhiều tranh cãi sang thể loại TRANH(NUDE) bằng những tác phẩm nghệ thuật (được công nhận) của các nhà DANH HỌA trên thế giới. Tùy theo thẩm định về nghệ thuật của các bạn để chiêm ngưỡng vẽ đẹp của một tác phẩm.
  Chắc rằng sẽ không còn tranh cãi về "hình sex" hay "hình nghệ thuật" nữa. Mong quý vị không nên...MẮT NHẮM MẮT MỞ để nhìn, mà phải nhìn bằng cả hai con mắt và chiêm nghiệm
 

Người tình già trên đầu non.
Người tình già trên đầu non
Tuyết đã tan trên vai mỏi mòn
Giữa đám mây xanh xao chập chờn
Nhìn mặt trời thoi thóp hoàng hôn
Người tình già trên đỉnh khơi
[You must be registered and logged in to see this image.]
Muốn lãng quên trăm năm một đời
Nhưng dưới thế gian mông mênh vời vợi
Người chợt nghe tiếng em chờ đợi.
'' Người tình già trong lẻ loi
Có nhớ thương.... ai ? ''
Người tình già nghe lời kêu
Lững thững đi trên con đường chiều
Xuống lũng sâu, leo qua ngọn đèo 
Về một miền phơn phớt cỏ nâu
Người tình còn nhớ tuổi son
Cúi xuống hôn bông hoa thật gần
Nghe suối vẫn reo trong hang rì rầm
Người tưởng nghe tiếng em thì thầm...
'' Ðợi người tình đã từ lâu
Vẫn khát khao... nhau ''
[You must be registered and logged in to see this image.]
Người từng là nắng mùa Xuân
Ðã dắt em đi trên đường trần
Ðã vuốt ve em trong Hạ mềm
Rồi lạnh lùng Thu đến... lìa em
Người trở thành cây mùa Ðông
Lá úa rơi vun cao cội nguồn
Nhưng cuối bước đi trăm năm một lần
Ðầu cành khô bỗng hoa nở tràn
"Người tình vào cuộc tử sinh
Sống chết lung... linh."
Thành người tình đang trẻ ngây
Sẽ đứng lên mê say từng ngày
Cất bước Xuân đi qua Hạ dài,
Người hẹn người leo thế kỷ chơi
Một đời người trong tầm tay
Sống với nhau hơn ba vạn ngày
Xin cố gắng nuôi sao cho tình đầy
Chẳng vì Thu với Ðông, ngần ngại
"Và người tình ngoảnh về non
Hát khúc Xuân... sang."
Rồi hẹn rằng sẽ về thăm
Lúc đã trăm... năm 
Và người tình sẽ từ khơi
Xuống núi vui... chơi
Rồi lại từng thế kỷ sau


Cứ hoá sinh... theo.
Tác phẩm "Nude in a Black Armchair"
Tác giả: Pablo Picasso (1881 - 1973)
[You must be registered and logged in to see this image.]

:Evil or Very Mad  Bức tranh này của danh họa Picasso được bán với giá 45,1 triệu USD, mức giá cao kỷ lục mà chưa một họa phẩm cùng thể loại nào từng vượt qua được. Picasso vẽ bức tranh này từ năm 1932 và cho tới nay, vẫn được lưu truyền như một trong những bức tranh quý giá nhất của ông.

Tác phẩm "Nu au Collier"
Tác giả: Pablo Picasso


[You must be registered and logged in to see this image.]

Evil or Very Mad Kiệt tác này đã từng mất tích trong 60 năm, trước khi được đem ra bán đấu giá vào năm 2002.(24 triệu USD) Sự thực là sự biến mất khỏi công chúng trong một thời gian rất lâu đã góp phần mang lại một mức giá khổng lồ cho tác phẩm. Bức tranh được ra đời vào những năm 1930, là lúc ông và Marie-Therese Walters yêu nhau say đắm. Hai người sống ẩn dật trong một tòa lâu đài. Chủ đề của kiệt tác này là nhấn mạnh vào đường cong nữ tính, và thể hiện tình yêu sâu sắc đối với người phụ nữ ông yêu.

Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố



Tác phẩm thứ 3, thứ 4: của danh họa Việt Nam Bùi Xuân Phái:

[You must be registered and logged in to see this image.]

:Evil or Very Mad Cho đến nay, dường như mọi người mới chỉ biết và quan tâm đến mảng tranh Phố Phái lừng lẫy của cố danh họa mà chưa mấy ai đề cập đến mảng tranh vẽ nude đặc biệt của ông.
Họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai của cố danh họa Bùi Xuân Phái có lẽ là một “kho tư liệu sống” về cụ Phái và cuốn sách Họa sĩ Bùi Xuân Phái trong mắt con trai do ông xuất bản vừa qua là một tập hợp đầy đủ về cuộc đời của cố danh họa nổi tiếng đã gắn tên tuổi mình với phố cổ Hà Nội.
Ông Phương cho biết, cha ông cũng giống như nhiều họa sĩ nổi tiếng thế giới khi về cuối đời, thường trở lại với đề tài tranh khỏa thân như một sự lưu luyến, mong muốn trở lại với tình yêu lứa đôi những năm trẻ tuổi. “Bộ tranh nude cuối đời của cha tôi cũng tương tự như bộ tranh nude cuối đời của danh họa Picasso, đã gây bất ngờ cho giới hội họa. Điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được cái đẹp, cái hay của tranh nude nghệ thuật và loại tranh khỏa thân kiểu phàm tục. Nó cũng giống như nhiều người thấy bất ngờ, choáng váng khi gặp trong một số đền đài Ấn Độ”, ông Phương nói.




Tác phẩm thứ 5, thứ 6: của nữ danh họa Marina Podgaevskaya, - Марина Подгаевская - người Nga

[You must be registered and logged in to see this image.]

[You must be registered and logged in to see this image.]

:Embarassed  Marina Podgaevskaya là một trong những họa sĩ đương đại nổi tiếng chuyên vẽ tranh sơn dầu tại St Petersburg (nước Nga ).
Năm 1983, Bà tốt nghiệp trường Đại học nghệ thuật Leningrad Serov. Năm 1988, hoàn tất khóa học chuyên ngành kỹ thuật hội họa tại Old Masters.
Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, Marina Podgaevskaya đã cho ra đời hơn 500 tác phẩm tranh sơn dầu với nhiều đề tài nội dung
phong phú hấp dẫn khác nhau. Nhưng nỗi bậc nhất vẫn là những tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp của người thiếu nữ!.
Những đường cong quyến rũ hòa quyện cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên (hoa, lá, bướm,...) cứ luôn cuốn hút người xem miên man đi vào một
thế giới vừa xa lạ vừa siêu thực nào đó trong tổng thể hài hòa sâu sắc của bức tranh.
Trong sự cảm nhận khác nhau của mỗi người, hy vọng rằng các bạn sẽ khám phá được hết ý nghĩa nghệ thuật trong
tranh sơn dầu của Marina qua lời chia sẻ của các bạn!


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Tue Nov 24, 2015 11:29 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: NỬA ĐÊM NGHE NHẠC   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitimeSat Mar 08, 2014 4:58 am

Lâu lắm rồi cái phòng NHẠC này của sư phọ NGỌC ANH đầu bạc không ai chịu mở cửa. Hôm nay nhân ngày 8/3 thức dậy sớm định vào các diễn đàn để xem, để đem về đưa vào Đặc san và để QUẬY. Lại sực nhớ anh AD Vinh ròm không cho, bực mình vào nghe nhạc cho đỡ bực, luôn dịp lau chùi quét dọn căn phòng này một tí.
   Mở đầu là 2 bài của nhà soạn nhạc Đức Mozart





Và cũng như thường lệ, chọn lựa ngẫu nhiên một nhà danh họa vẽ NUDE để ngắm: Zaoming Wu


[You must be registered and logged in to see this image.]

Zaoming Wu sinh ở Trung Quốc và lớn lên ở thành phố Quảng Châu. Ông đã nhận được bằng tốt nghiệpdanh dự của mình từ Quảng Châu Học viện Mỹ thuật Trung Quốc và từ Academy of Art University , San Francisco.
Từ năm 1983, ông đã được triển lãm tác phẩm của mình ở châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới . Ông đã giành được nhiều giải thưởng, bao gồm giải thưởng Merit tại 6 Triển lãm Nghệ thuật Quốc gia ở Bắc Kinh, Trung Quốc , giải thưởng Quỹ Gustafson , quốc gia về dầu và Xã hội Acrylic Painter của ( Mỹ ), giải thưởng , vị trí số 1 trong 9 Biennial quốc gia Hình họa và Vẽ Triển lãm trong Trung tâm Nghệ thuật Mendocino, California, giải thưởng chiến thắng trong Tạp chí Quốc tế Artist (Aug / tháng 9 năm 2005 ) , giải thưởng Daler - Rowney từ Họa sĩ tranh sơn dầu của Mỹ năm 2000, và giải thưởng nghệ thuật sơn dầu xuất sắc của Mỹ năm 2005.
Công việc hiện nay của ông là giáo sư hội họa tại Quảng Châu Học viện Mỹ thuật và hiện đang là một giảng viên hội họa tại Academy of Art University . Tác phẩm của ông đã được đặc trưng trong nhiều ấn phẩm , bao gồm hai cuốn sách vẽ và hai cuốn sách hội họa, Interntional Artist Magazine ( tháng tư / tháng năm 2003, tháng tám / tháng chín năm 2005 ) , nghệ thuật của tạp chí Tây ( September / October 2004, July / August 2007) , Tạp chí Thảo luận nghệ thuật ( tháng Hai 2005) , và Nghệ thuật Hoa Kỳ Collector (tháng , December 2007...
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 4 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU
Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
 Similar topics
-
» TRƯƠNG NGỌC ANH ...QUY CỐ HƯƠNG
» MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XỨ HUẾ THÂN YÊU CỦA TÔI
» CÀ FÉ ..MỘT MÌNH * + **
» ĐIẾU VĂN BẠN LÊ CHIÊU NẾT
» GĂP MẶT BẠN HỒ VĂN VINH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
huequochoc6774 :: huequochoc6774 :: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU-
Chuyển đến