huequochoc6774
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


LIÊN LẠC CÁC BẠN ĐỒNG MÔN KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU

Go down 
5 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhac không lời   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeThu Jul 11, 2013 7:45 pm

BẢN SONATA ÁNH TRĂNG (Moonlight Sonata ) -Beethoven
"Bài giao hưởng này nghe thì tuyệt vời - nhưng nếu biết xuất xứ của nó bạn sẽ còn phải thốt lên tuyệt vời hơn nữa ! Bài này nghe thì buồn nhưng nếu nghe kỹ hơn nó sẽ làm mình yêu cuộc sống hơn rất nhiều. Bản sonata chứa đựng sự đau đớn đến tột cùng của con người nhưng trong sự đau đớn đó lại đâm chồi hy vọng. Sự hy vọng một cái gì tốt đẹp hơn trong cơn bão đau khổ. Cuối cùng cái nào sẽ thắng...
    Xuất xứ bài Sonata Ánh Trăng
    Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna - thủ đô nước Áo - kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy. Bên cạnh việc sáng tác, để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc. Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi - Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên, Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng, điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng. Vào một tối sau buổi học, dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta,    Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối.
     Không về nhà, ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định, lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa, và cũng chẳng biết mình đang đi đâu Đã rất khuya, lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp, hiền hòa. Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng. Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo.
Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã, xa vắng bản Mơ-nuy-ết. Ngạc nhiên, đi theo âm thanh của tiếng đàn Beethoven rẽ vào ngõ nhỏ và cuối cùng dừng chân trước cửa một ngôi nhà cũ kĩ trong khu lao động nghèo... Sau một lát lắng nghe, tiếng dương cầm yên lặng và Bét-tô-ven nghe thấy tiếng nói của người con gái:
- Cha ơi, liệu có đủ tiền mua vé đi nghe hòa nhạc tối mai không ?
- Cha đã chữa năm đôi giày rồi mà chưa đủ tiền. May ra chỉ mua được một vé cho con thôi.
Trong nhà lại im lặng sau tiếng thở dài của người con gái. Như có điều gì thôi thúc, Beethoven khẽ gõ cửa. Người đàn ông đứng tuổi bước ra mở cửa, còn cô gái vẫn ngồi yên lặng trước đàn.
- Thưa ông, tôi đi qua đây, nghe tiếng dương cầm nên xin phép vào thăm.
- Mời ông vào. Con gái tôi ham thích âm nhạc, nhưng cháu chơi đàn còn kém cỏi lắm !
Beethoven mạnh dạn:
-         Thưa ông, tôi có biết một chút âm nhạc, nếu ông và cô cho phép, tôi xin đàn một khúc.
- Ồ thưa ông, xin ông cứ tự nhiên.
Trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm. Người con gái vội đứng dậy để nhường đàn cho khách, tay cô lần theo thành cây đàn, ánh mắt như nhìn vào vô định. Lúc đó, Beethoven nhận ra đó là một cô gái mù. Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra, suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn Ánh trăng trên dòng Danube ... Người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy. Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ. Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi. Niềm thương cảm trào lên trong lòng, Beethoven chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt và tình cảm chân thành, day dứt...
- Thưa ông, chắc hẳn ông là nhạc sĩ Beethoven nổi tiếng ? – Cô gái mù ngập ngừng hỏi khẽ, chưa thấy câu trả lời, cô chậm bước đến cửa sổ đẩy nhẹ cánh cửa. Ánh trăng vàng tràn vào gian phòng nhỏ. Trên nền trời có những ngôi sao lấp lánh. Hàng cây dương liễu và những nóc nhà thờ cổ kính hiện ra trước mắt Beethoven. Nhạc sĩ lướt nhẹ hai tay trên hàng phím đàn, một giai điệu vừa xuất hiện trong đầu. Những âm thanh vang lên bởi cảm xúc chợt đến khi ông chơi đàn trong căn phòng lạ, giữa không gian huyền ảo của ánh trăng và trước sự ngạc nhiên của cô gái mù. Những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube - những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo - ở nơi ấy, không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả, không còn những bất công, đau khổ - mà là một thế giới của tình yêu, lòng nhân ái, sự cao thượng - một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ, con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới. Hiếm khi Beethoven chơi đàn say sưa đến thế, âm thanh bay lên như hòa tan trong ánh trăng, theo làn gió tỏa khắp màn đêm. Tiếng đàn đã im từ  lâu, hai cha con người thợ giày mới như chợt tỉnh...
- Thưa nhạc sĩ Beethoven, xin cảm ơn ông đã mang ánh sáng đến cho chúng tôi. – Người thợ run run chào vị khách đang bước ra cửa.
- Thưa ông, chính tôi mới là người chịu ơn ông và cô. Tôi xin phép được mời ông và cô tối mai đi nghe hòa nhạc tại nhà hát.
Rời khỏi xóm lao động nghèo, Beethoven rảo bước về nhà, ông muốn ghi lại nét nhạc vừa xuất hiện. Ngay đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: Bản Sonata Ánh trăng.
Xin nhấn mạnh rằng, bài này được Beethoven ngẫu hứng sáng tác ngay từ sự việc được chứng kiến và chơi ngay tại chỗ chứ không hề chuẩn bị trước.
   Đọan thứ 1: Adagio sostenuto. Đây chính là phần được biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời.
   Đọan thứ 2: Allegretto. Chuẩn bị cho người nghe một sự việc sắp xảy ra và sẽ rất dữ dội.
    Đọan cuối: Presto Agitato. Một cơn bão thật sự nổi lên và khi nghe đến đoạn này người nghe có cảm giác chính họ đang vật lôn và cố gắng vượt qua cơn cuồng phong của định mệnh."
Bạn đã bao giờ nghe chưa, bản sonata cho piano số 14 của Beethoven , mà sau này được phổ biến với cái tên "Sonata ánh trăng"? Hãy nghe đi, và sẽ thấy, trăng không chỉ là trăng, trăng tràn ngập cả một cõi lòng đang dậy sóng.
Ánh trăng đi về đâu trong đêm thanh vắng? Ánh trăng trải lòng ai những phút cô đơn? Trăng rơi trên sông một nỗi buồn cô độc, đẹp mà bí ẩn, xa xôi và đau đớn. Ai đã một lần nghe ánh trăng rót vào lòng như từng giọt buồn rơi qua bản sonata không bao giờ cũ với thời gian, để thấy sóng lòng cuộn dâng, khi êm ái thiết tha, khi mãnh liệt tuôn trào, khi khắc khoải và khi òa vỡ một nỗi niềm không thể gọi tên?
Nhà thơ Ludwig Rellstap quả là có lý khi đặt tên cho bản giao hưởng này là "Sonata ánh trăng" để diễn tả tiếng nhạc tựa như "ánh trăng tỏa trên mặt hồ". Nghe chương nhạc đầu tiên của bản sonata này, có thể hình dung ra một thứ ánh sáng bàng bạc đang dịu dàng lan tỏa – một sự lãng mạn nhẹ nhàng..Dường như "Sonata ánh trăng" nghe hay hơn trong đêm, và đó phải là một đêm thanh vắng. Khi tiếng dương cầm vang lên là cả không gian và thời gian ngưng đọng lại. Tôi lặng lẽ chiêm ngưỡng cái đẹp u uẩn của một cuộc tình cô liêu thấm đẫm ánh trăng. Ôi, ánh trăng… Ánh trăng phủ trên mặt nước lấp lánh sáng, ánh trăng len qua vòm lá đẫm sương đêm, ánh trăng đổ xuống một căn gác buồn cô tịch, ánh trăng đọng lại trong một đôi mắt dõi theo phía chân trời… Kìa một đôi tay chìa ra đón lấy ánh trăng như hứng lấy cả một trời hy vọng."Sonata ánh trăng" huyền ảo quá, và ngay cả sự ra đời của nó cũng có thật nhiều giai thoại.
Dường như không còn cuộc sống vất vả với những lo toan thường nhật, không còn những mảnh đời đau khổ, những bi thương tuyệt vọng mà chỉ còn một thế giới huyền ảo, lung linh như cổ tích. Tiếng nhạc ngân lên trong ánh trăng, thấm đẫm trong ánh trăng, dạt dào trong ánh trăng, đọng lại từng giọt cảm xúc đầy khát vọng bứt ra khỏi lời nguyền của số phận.
Tôi nghe "Sonata ánh trăng" nhiều lắm rồi, nhưng vẫn không bao giờ chán. Mỗi lần nghe là một lần trải nghiệm với vẻ đẹp mê đắm và khao khát mãnh liệt giữa tận cùng bát ngát ánh trăng.


[You must be registered and logged in to see this image.]

[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Sun Sep 08, 2013 8:02 pm; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeFri Jul 12, 2013 9:57 pm

Hiếu thân.
Được như rứa là quá tuyệt chiêu rồi , không mấy lúc nữa chắc bạn sẽ cầm đèn chạy qua mặt ô tô "bạch Kim" ni rồi đó .
Duyệt với điểm tối đa 20/20.
Thân mến.
Anhngoc
* Tặng kèm đóa HỒng nhung này nhé!
[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeFri Jul 12, 2013 10:06 pm

Thân chào các bạn.
Hôm nay mình xin gửi đến các bạn một trường ca bất hủ của nhạc sĩ Phạm Đình CHương đó là : Hội trùng dương viết về ba con sông Việt Nam: sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long đại diện cho 3 miền .
Mời các bạn cùng thưởng thức với giọng ca Thái Thanh em ruột của nhạc sĩ tài danh này.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeFri Jul 12, 2013 10:15 pm

Xinh thân.
Bài hát tiếp theo đây tau riêng tặng mi và các bạn đang ở nơi xa đó là bài Tiếng sông Hương , khúc giữa của trường ca Hội Trùng Dương với tiếng hát Thái Thanh.



Để các bạn không thuộc lời có thể hát theo mình xin gửi đến các bạn ca khúc Tiếng Sông Hương này bản karaoke với giọng ca Mai Thiên Vân



[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeFri Jul 12, 2013 10:23 pm

Tiếng Sông Hương - Phạm Đình Chương.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Sau đây là bài hát có ký âm để các bạn dễ chơi đàn .

[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU    GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSat Jul 13, 2013 6:15 am

Ngọc Anh và các bạn thân mến!
Ra nghề rồi, nên từ hôm nay trở đi, H. sẽ xin chủ nhà tham gia "GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU" này nhưng với một thể loại khác: nhạc không lời cổ điển của các nhà soạn nhạc nỗi tiếng, bạn nào thấy thích (như H) thì thưởng thức (trong những đêm do tuổi già không ngủ được) và đóng góp. OK!

Tchaikovsky: Swan Lake
[You must be registered and logged in to see this image.]
 
[You must be registered and logged in to see this image.]
Thân Ái.
TVHieu

Tchaikovsky với ballet Hồ Thiên nga
Hồ Thiên nga là vở ballet đầu tiên và cũng là vở ballet nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc Nga Peter Ilyich Tchaikovsky. Mặc dù vở ballet này có nhiều phiên bản nhưng phần lớn các đoàn ballet đều dàn dựng dựa trên phiên bản âm nhạc và biên đạo của Marius Petipa và Lev Ivanov, công diễn lần đầu vào ngày 15/1/1895 tại Nhà hát Mariinsky ở St. Petersburg, Nga. Trong phiên bản này, phần âm nhạc của Tchaikovsky được nhà soạn nhạc Riccardo Drigo, nhạc trưởng chính của Nhà hát Hoàng gia St. Petersburg, sửa đổi.

Khi bắt đầu viết Hồ Thiên nga thì P.I.Tchaikovsky đã là một nhà soạn nhạc nổi tiếng mặc dù vẫn còn rất trẻ. Tchaikovsky viết vở ballet đầu tiên của mình theo đơn đặt hàng của Nhà hát Lớn, một phần cũng do nhuận bút khá lớn so với thời bấy giờ - 800 rúp. Mặc dù là một người yêu thích ballet, nhưng nhạc sĩ vẫn cho rằng ballet là “không có được sự tồn tại vững chắc”. Không phải là điều đó không có cơ sở: những vở ballet hồi đó không trụ trên sân khấu được lâu, còn âm nhạc trong những vở ballet thì ngay từ đầu đã không đặt mục đích trở thành âm nhạc nghiêm túc. Và bản thân Tchaikovsky cũng có những cảm xúc khác nhau đối với âm nhạc trong những vở ballet của mình. Khi thì bỗng dưng ông gọi nhạc trong ballet là “hoàn toàn vớ vẩn”, khi thì lại tỏ ra hy vọng rằng một vài đoạn sẽ được phổ biến hơn để làm nền cho những điệu khiêu vũ dạ hội.

Nhạc sĩ đã nghĩ gì khi viết nhạc Hồ thiên nga? Có phải là về những truyện cổ tích Nga, nơi có những “cô gái đẹp như thiên nga” mà ông đã nghe thời thơ bé? Hay là nhớ lại những dòng thơ trong “Vua Saltan” của Pushkin, nhà thơ mà ông vô cùng yêu quý – ở đó con thiên nga sau khi được công tước Gvidon cứu thoát đã “bay lên trên sóng vào bờ rồi lắc mình hóa thành một cô công chúa”? Cũng có thể trước mắt ông lại hiện ra những hình ảnh của thời gian hạnh phúc khi ông đến Kamenka – điền trang của Alekxandra Ilinhichna Đavưđôva, chị mình và cùng những đứa con của bà chị đã dựng những vở kịch gia đình. Một trong số những vở kịch đó là Hồ Thiên nga và Tchaikovsky đã viết nhạc riêng cho vở kịch ấy. Chủ đề thiên nga viết từ thời bấy giờ sau này cũng xuất hiện trong vở ballet mới này.

Cũng vào thời Tchaikovsky sáng tác vở Hồ Thiên nga, ở xứ Bavaria thuộc nước Đức bây giờ có vị vua Ludvig Đệ nhị nổi tiếng lãng mạn, nổi tiếng say mê nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Vua Ludvig Đệ nhị đã cho xây một tòa lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài Thiên Nga, đứng trên sườn núi trông ra khu hồ cũng mang tên là hồ Thiên nga hết sức thơ mộng. Tòa lâu đài, khu hồ Thiên nga, vị vua lãng mạn đến khác thường đã gợi lên niềm cảm hứng cho Tchaikovsky sáng tác nên vở Hồ Thiên nga tuyệt tác, một vở ballet được xếp vào loại bi, trữ tình. Và có lẽ vì vậy Tchaikovsky đã quyết định đặt cho hoàng tử nhân vật chính của mình một cái tên Đức, dù Tchaikovsky là người Nga.

Có lẽ là tất cả các yếu tố này đều tác động đến nhà soạn nhạc – đó là trạng thái tâm hồn của ông. Và một điều khác cũng rất quan trọng đối với chúng ta – vốn là một nhà soạn nhạc giao hưởng, nên trong Hồ Thiên nga không phải là âm nhạc minh họa cho những tình tiết của libretto, mà là âm nhạc tổ chức hành động sân khấu, cuốn theo mình suy nghĩ của biên đạo múa, bắt nhà biên đạo hình thành sự phát triển các sự kiện trên sân khấu, và các hình tượng của các nhân vật, quan hệ của họ theo ý đồ của nhà soạn nhạc. Sau này Piotr Ilich nói “Ballet cũng là một bản giao hưởng”. Nhưng khi xây dựng vở ballet Hồ Thiên nga, vở ballet đầu tiên của mình, thì khi đó ông đã tư duy như thế - trong những nốt nhạc của ông mọi thứ đều liên quan với nhau, tất cả các chủ đề ngắn đều được đan xen vào thành một nút chặt mà người ta sẽ gọi đó là kịch nghệ âm nhạc.

Chỉ tiếc rằng năm 1877, khi vở ballet Hồ thiên nga được trình diễn lần đầu tiên trên sân khấu Moscow thì chẳng có nhà biên đạo nào hiểu được tác giả và có thể ở ngang tầm những tư tưởng của nhà soạn nhạc. Khi đó Julius Reizinger, biên đạo múa của Nhà hát Lớn đã rất chăm chỉ, cần mẫn thử đem những giải pháp sân khấu của mình để minh họa cho kịch bản văn học do nhà soạn kịch V. Beghichev và diễn viên múa V.Geltser viết ra. Reizinger sử dụng âm nhạc như truyền thống – âm nhạc chỉ là phần nền nhịp điệu. Kết quả thử nghiệm không thành công và người ta quên lãng Hồ Thiên nga trong một thời gian khá lâu. Hồ Thiên nga chỉ thành danh, chỉ thực sự được biết đến sau khi Tchaikovsky đã qua đời gần 20 năm sau. Vào năm 1895, Hồ Thiên nga được dàn dựng lại và từ đó người ta mới cảm nhận được cái đẹp của nhạc Tchaikovsky, cái hồn lãng mạn của Hồ Thiên nga, cái dịu dàng, quyến rũ của những vũ điệu ballet.
Ngày nay Hồ Thiên nga là một trong những vở ballet nổi tiếng nhất và được khán giả yêu quý nhất. Từ sau buổi trình diễn năm 1895 thì Hồ Thiên nga đã được thừa nhận là đỉnh cao trữ tình của nhà hát ballet Nga. Có lẽ Hồ Thiên nga đã có mặt trên tất cả các sân khấu ballet của thế giới. Các thế hệ biên đạo múa của nhiều nước đã, đang và sẽ còn suy ngẫm về Hồ Thiên nga, để tìm cách đạt đến sự bí mật và chiều sâu triết học của âm nhạc Tchaikovsky. Nhưng hình ảnh con thiên nga trắng do trí tưởng tượng của nhạc sĩ vĩ đại sinh ra sẽ mãi mãi là biểu tượng của nền ballet Nga, biểu tượng của sự trong sáng, vĩ đại, của sắc đẹp quyền quý của ballet Nga. Và không phải ngẫu nhiên mà chính các nữ diễn viên ballet Nga khi đóng vai nữ hoàng thiên nga Odetta đã còn lại trong ký ức của khán giả như những huyền thoại tuyệt đẹp – Marina Semenova, Galina Ulanova, Maya Plisetskaya, Raisa Struchkhova, Natalia Bessmertnova…
(Tóm tắt từ nhiều nguồn)


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Wed Sep 04, 2013 1:25 pm; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSat Jul 13, 2013 12:03 pm

Dành riêng tặng bạn Ngọc Lân

Cố nhạc sĩ Vô Thường là một người Ninh Thuận, rất quen thuộc với giới trẻ trước năm 1975. Có lẽ hầu hết ai ở Phan Rang cũng biết đến ông Bảy Rìu chủ quán cà phê Diễm với phong thái rất nghệ sĩ và rất chịu chơi, ai ai cũng thương mến. Bảy Rìu là cái tên gọi mà chỉ có những người Phan Rang và bằng hữu thân thiết mới biết, còn ngoài đời thì người ta chỉ biết anh qua cái tên Vô Thường với ngón đàn tay trái độc nhất vô nhị mà ngay đến những bậc thầy âm nhạc ai cũng phải nể nang một bậc...
]

[You must be registered and logged in to see this image.]

TVHieu


Được sửa bởi tvhieuthat3 ngày Mon Jul 15, 2013 9:38 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSun Jul 14, 2013 4:17 pm

Beethoven Symphony No3 Eroica (Muti-Philadelphia Orchestra)

[You must be registered and logged in to see this image.]

Tác giả : Ludwig van Beethoven
Thời gian sáng tác : cuối năm 1803 đến đầu năm 1804
Công diễn lần đầu : 7/4/1805 tại Theater an der Wien ở Vienna do tác giả chỉ huy
Độ dài : 44-55 phút
Đề tặng : Napoleon Bonaparte sau đó được xóa đi
Tổng phổ : 2 flute, 2 oboe, 2 clarinet giọng Si giáng, 3 bassoon, 3 horn, 2 trumpet, timpani, và bộ dây thường dùng gồm violin 1 và 2, viola, cello và double bass.

Tác phẩm gồm 4 chương :
I- Allegro con brio.
II. Marcia Funibre (hành khúc tang lễ). Adagio assai.
III- Scherzo. Allegro vevace.
IV- Finale Allegro molto

Hoàn cảnh sáng tác :
Bản giao hưởng này là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Beethoven, ban đầu ông có ý định đề tặng Napoleon Bonaparte. Beethoven ngưỡng mộ lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp tiêu biểu là Napoleon, nhưng khi Napoleon tự tôn mình lên làm Hoàng đế Pháp vào tháng 5 năm 1804, Beethoven đã rất phẫn nộ và xóa tên của Napoleon trên trang tựa với lực mạnh đến nỗi ông làm gãy bút và để lại một lỗ rách trên giấy. Một thời gian sau, khi tác phẩm được xuất bản vào năm 1806, Beethoven đã ghi lên tựa đề Sinfonia eroica, composta per festeggiare il sovvenire d'un grand'uomo (Giao hưởng Anh hùng, được sáng tác để tôn vinh hồi ức về một con người vĩ đại). Người đàn ông vĩ đại có thể chỉ là một mẫu người lý tưởng, một anh hùng không tồn tại, nhưng có vẻ phù hợp hơn, đó là linh hồn của chủ nghĩa anh hùng tự thân mà nó hấp dẫn Beethoven. Tuy nhiên, nó dường như hiển nhiên là Beethoven ám chỉ đến một Napoleon đã từng có phẩm giá tự nhiên.

Giao hưởng anh hùng của Beethoven đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử của thể loại giao hưởng - lần đầu tiên giao huởng tham gia thi đua với những bi kịch của Shakespeare và những khúc Messe của Bach về tính chất rộng lớn của ý đồ và sự sâu sắc của triết lý. Nó đã tìm thấy con đường mau chóng đưa giao hưởng ngang hàng với tiểu thuyết, chiếm một trong những vị trí quan trọng nhất trong đời sống tinh thần con người thế kỉ 19 và 20. Thời đại đã cung cấp dồi dào chất liệu cho nghệ thuật ở bình diện anh hùng, gợi cho giao hưởng ý đồ. Tinh thần tự do tung bay khắp châu Âu. Chế độ quân chủ đã sụp đổ dưới những đòn sấm sét của vị lãnh sự đầu tiên bách chiến bách thắng. Đối với Beethoven "những nguyên tắc cộng hòa rất quý giá... ông hy vọng rằng Bonaparte sẽ đặt nền móng cho hạnh phúc của loài người - một người bạn của nhạc sĩ kể lại như vậy. Tướng Bonaparte đối với Beethoven là vị anh hùng lý tưởng, khích lệ ông sáng tác bản giao hưởng số 3. Khi được tin Bonaparte lên ngôi thì tên của Bonaparte đã đứng trong trang bìa của bản tổng phổ giao hưởng vừa mới hoàn thành. "Con người ấy - cũng là ngươi tầm thường - nhạc sĩ đau xót kêu lên - Bây giờ ông ta sẽ chà đạp lên tất cả các quyền con người, chạy theo sự hiếu danh, hiếu thắng... và sẽ trở thành một tên bạo chúa! "Bản giao hưởng số 3 nhận được tên gọi mới - "Eroica" (Anh hùng). Khi biểu diẹn lần đầu, bản giao hưởng đã gây một xúc động mạnh. Nhiều người thấy rõ trong tác phẩm cải cách mới mẽ này những điều kỳ lạ của sự tưởng tượng phóng khoáng, muốn làm cái khác thường và khác đời.

Bốn chương của bản giao hưởng - bồn hồi của bản trần thuật, những tiếng đánh mạnh của dàn nhạc mở đầu chương I ("Chương Allegro đại bàng" - Xerov gọi như thế), đưa người nghe vào trung tâm các sự kiện, vào không khí đấu tranh. Với mạch nhịp khẩn trương của hành động, âm nhạc mang tính chất tương phản rõ rệt: cả chủ đề chính rực ánh hào quang chói lọi của chủ nghĩa anh hùng, cả những câu đối đáp dịu dàng, trìu mến của chủ đề phụ, cả những câu nhấn kịch tính, - tất cả đều tham gia vào "trận chiến lớn lao". Và đây trận đánh đã bắt đầu. Rolland gọi phần phất triển của chương I là "khúc nhạc cay đắng, khổ hạnh". Qua màn sương của những nỗi lo âu hiện rõ - đường nét của chủ đề chính. Âm thanh của chủ đề ngày càng rõ ràng và gian truân, nghiệt ngã, âm nhạc đầy tính kịch của những xung đột dữ dội, chứa đựng nghị lực và ý chí mạnh mẽ. Từ phía xa vọng đến "bài ca đánh", chủ đề chính vẫn tấn công từng đợt, và từng đợt tác giả công kích vào thành trì của cái độc ác, khi mà sự căng thẳng chưa đặt đến đỉnh cao. Và đến khi tan vỡ: một giây phút ngắn ngủi yên lặng và đau thương, tưởng nhớ đến những người đã hi sinh. Rồi đấu tranh lại sôi sục. Phần nhắc lại xem như là sự tiếp tục của phần phát triển. Trong âm nhạc mang hơi thở anh hùng ngày càng dâng cao không kìm hãm nổi cảm giác rằng thắng lợi được chắp cánh nhất định đến.

Chương II thật bất ngờ trong cách giải quyết. Đó là một khúc tang lễ. Rolland giải thích khúc nhạc này như sau: "Trong chương Adagio assai vị anh hùng đã chết, không còn sống nữa. Linh hồn của người bay lượn trên chiếc quan tài mà cả loài người đang mang trên tay". Giai điệu buồn thương đến nhức nhối của hành khúc thật là dung dị, nhịp bước chậm rãi thật rõ ràng. Nỗi đau thương được bọc trong vỏ thép của lòng quả cảm. Dấu vết của sự đau khổ cao thương, vẻ uy nghiêm cao quý đọng lại rõ nét hơn cả. Hành khúc phát triển thành bức bích họa tang lễ long trọng đồ sộ, vẽ lên cảnh tượng đầy bi thương và tính chất anh hùng chân chính. Đoạn nhạc ở điệu trưởng như hướng thể là nghĩ đến tương lai, nhưng nó chỉ dẫn đến một cơn đau thương mới (Fugato). Hành khúc kết thúc bằng những tiếng vọng tắt dần ở phía xa của chủ đề chính buồn thương.

Scherzo - sự chuyển động điển hình. Nếu trong giao hưởng số 1 sự vận động còn để lại dấu vết tác động của điệu nhảy, còn trong giao hưởng số 2 nghe rõ sức mạnh hùng hậu, dữ dội, không bao giờ dứt, thì ở đây chương này "được nhuốm màu lãng mạn" (Herriot). Từ đây có sự liên hệ nối tiếp với Scherzo của Mendelssohn trong "Giấc mộng đêm hè". Nhịp điệu nhảy quãng liên tục - khi gần, khi xa - tiếng gọi huyền bí của "tù và thợ săn" (horn) làm ta liên tưởng đến cảnh rừng núi mơ mộng của những truyện thần thoại Đức. Chuyển hướng chú ý của người nghe sang mặt tươi sáng của cuộc sống, Scherzo đang chuẩn bị chương cuối về tâm lý.

Sự phát triển tư tưởng của bản giao hưởng được hoàn thành trong chương IV. Cuộc chiến đấu gian khổ, đòi hỏi nhiều hi sinh đã kết thúc thắng lợi. Thành trì của điều ác bị sụp đổ. Cái thiện đã thắng - Beethoven truyền cho sự thắng lợi của ánh sáng và cải thiện tính chất "ngày hội hòa bình" của toàn dân (Serov). Về cấu trúc, chương cuối là một khúc biến tấu trên 2 chủ đề. Trong khi biến hóa, các chủ đề trạo ra một chuỗi những đoạn chen (episodes) có tính chất nhảy múa, sử thi, trữ tình, anh hùng. Sự biến đổi nhanh chóng và đa dạng của những "cảnh" được liên kết thành toàn bộ cảnh tượng vui mừng, hân hoan, gây ấn tuợng mạnh mẽ bằng tính chất rực rỡ, nhiều màu sắc.

[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Wed Sep 04, 2013 1:00 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeFri Jul 19, 2013 5:57 pm

Bài này tặng riêng cho anh bạn "đồng bệnh THẤT TÌNH" Khắc Xinh
[You must be registered and logged in to see this image.]


Bài DẠ KHÚC bất hủ mà Franz Schubert sáng tác
là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời
trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới
cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình . Những bài nhạc
lãng mạn này gọi là "serenade". Người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin...).
Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sỹ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng.
Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn
lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng
yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.
[You must be registered and logged in to see this image.]


LỜI GỐC TIẾNG ĐỨC
Leise flehen meine Lieder
Durch die Nacht zu dir;
In den stillen Hain hernieder,
Liebchen, komm zu mir!
Flüsternd schlanke Wipfel rauschen
In des Mondes Licht;
Des Verräters feindlich Lauschen
Fürchte, Holde, nicht.
Hörst die Nachtigallen schlagen?
Ach! sie flehen dich,
Mit der Töne süßen Klagen
Flehen sie für mich.
Sie verstehn des Busens Sehnen,
Kennen Liebesschmerz,
Rühren mit den Silbertönen
Jedes weiche Herz.
Laß auch dir die Brust bewegen,
Liebchen, höre mich!
Bebend harr' ich dir entgegen!
Komm, beglücke mich!
TIẾNG VIỆT
Đợi chờ em, trong màn đêm quạnh vắng. Muôn tiếng thanh âm cung đàn ngân...
Mượn làn gió, mang về bên lầu vắng ... Nơi xa, réo rắt câu tình ca
Hòa trong tiếng chim muông đang thầm thì ... Chim còn ríu rít đê mê
Như lời anh nói thầm thì
Và bên ấy ... Vang trong đêm vọng về, bao lời đắm đuối say mê
Của người tha thiết tình si...
Xào xạc tiếng gió lùa trên cành lá. Gió hát như tim anh rộn vang
Thì xin làn gió nhắn gửi tâm sự đến nơi xa. Em hay chăng tình ta?
Và khi vẵng nghe chim muông rộn ràng, nghe lời gió hát mênh mang
Đấy lời anh tiếng than van.
Đừng e ấp, nói với nhau bao lời... Tim nồng chan chứa hân hoan
Yêu người mãi với thời gian
Lòng này muôn muôn kiếp sẽ yêu người ... Thề nguyền mãi không rời ....
Nhé ... khi đã yêu ai rồi yêu suốt đời ...
Nơi này anh vẫn mong chờ ... Mong chờ em mãi, người ơi!

[You must be registered and logged in to see this image.]

Hiếu "bảy tình"
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngọc Anh đại nhân ơi!   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSun Jul 21, 2013 11:50 am

Bạn Ngọc Anh đã viết:
"Mời các bạn cùng thưởng thức với giọng ca Thái Thanh em ruột của nhạc sĩ tài danh này".
Bạn lộn rồi: Thái Thanh là em ruột Thái Hằng. Thái Hằng là vợ của Phạm Duy.

Ca sĩ Thái Hằng (1927-1999), tên thật là Phạm Thị Quang Thái, sinh tại Hà Nội. Bà xuất thân trong một gia đình âm nhạc, cha của bà là ông Phạm Đình Phụng.
Nữ danh ca thời tiền chiến Thái Hằng là vợ của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu các ca sĩ Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo và nhạc sĩ Duy Cường. Tên tuổi nữ danh ca Thái Hằng gắn bó với Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long thành một gia đình nghệ sĩ hàng đầu đã có những đóng góp lớn lao cho âm nhạc Việt Nam. Thái Hằng bắt đầu sự nghiệp ca hát trong những năm kháng chiến chống Pháp. Trong những năm ấy, bà cùng các anh em là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ca sĩ Thái Thanh ... theo các đoàn văn công đi khắp các chiến khu. Năm 1947, ca sĩ Thái Hằng kết hôn với nhạc sĩ Phạm Duy. Sau này bà còn hát trên các đài phát thanh Sài Gòn và tham gia Ban Hoa Xuân hát trường ca Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam
Ca sĩ Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha của bà là ông Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.
Năm 1951, Băng Thanh đi hát theo chị Quang Thái trong vùng kháng chiến với nghệ danh Thái Thanh. Cũng trong năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. Khi gia đình Phạm Duy dinh tê về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo.
Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn.[9] Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình.
Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có chung với nhau 3 con gái và 2 con trai. Sau năm 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Hoa Kỳ định cư.Gia đình Thái Thanh có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, thì chị Phạm Thị Quang Thái cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng. Anh trai bà, Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung. Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ tại miền nam Việt Nam.
Wikipedia
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đệ ơi là đệ !   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSun Jul 21, 2013 1:45 pm

tvhieuthat3 đã viết:
Bạn Ngọc Anh đã viết:
"Mời các bạn cùng thưởng thức với giọng ca Thái Thanh em ruột của nhạc sĩ tài danh này".
Bạn lộn rồi: Thái Thanh là em ruột Thái Hằng. Thái Hằng là vợ của Phạm Duy.

Ca sĩ Thái Hằng (1927-1999), tên thật là Phạm Thị Quang Thái, sinh tại Hà Nội. Bà xuất thân trong một gia đình âm nhạc, cha của bà là ông Phạm Đình Phụng.
Nữ danh ca thời tiền chiến Thái Hằng là vợ của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu các ca sĩ Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo và nhạc sĩ Duy Cường. Tên tuổi nữ danh ca Thái Hằng gắn bó với Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long thành một gia đình nghệ sĩ hàng đầu đã có những đóng góp lớn lao cho âm nhạc Việt Nam. Thái Hằng bắt đầu sự nghiệp ca hát trong những năm kháng chiến chống Pháp. Trong những năm ấy, bà cùng các anh em là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ca sĩ Thái Thanh ... theo các đoàn văn công đi khắp các chiến khu. Năm 1947, ca sĩ Thái Hằng kết hôn với nhạc sĩ Phạm Duy. Sau này bà còn hát trên các đài phát thanh Sài Gòn và tham gia Ban Hoa Xuân hát trường ca Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam
Ca sĩ Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha của bà là ông Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.
Năm 1951, Băng Thanh đi hát theo chị Quang Thái trong vùng kháng chiến với nghệ danh Thái Thanh. Cũng trong năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. Khi gia đình Phạm Duy dinh tê về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo.
Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn.[9] Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình.
Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có chung với nhau 3 con gái và 2 con trai. Sau năm 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Hoa Kỳ định cư.Gia đình Thái Thanh có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, thì chị Phạm Thị Quang Thái cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng. Anh trai bà, Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung. Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ tại miền nam Việt Nam.
Wikipedia
Chào Hiếu đệ.
Đệ ơi là đệ ! Chắc đệ bắt chước huynh thức khuya (theo như lời Xinh quậy ) nên lẩm cẩm rồi .
Trường ca Hội trùng dương là của nhạc sỹ Phạm Đình Chương chứ có phải của nhạc sĩ Phạm Duy mô mà đệ nói huynh lộn?.
Đệ đọc kỹ lại đi ,huynh nói ca sĩ Thái Thanh là em của nhạc sĩ Phạm Đình CHương chứ có nói là em ruột của nhạc sĩ Phạm Duy mô nờ???
HI...hi..hi....lo đi ngủ sớm chứ đừng thức khuya làm việc như huynh tới 2h Am mà "tim lạnh thêm" chừ nghe Hiếu .
Thân mến.
Anhngoc
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Tình Không Chân Dung - Hoàng Trọng    GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSun Jul 21, 2013 3:59 pm

Thân chào các bạn.
Hôm nay mình mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm Cái Nón Sắt của nhạc sỹ Hoàng Trọng .
Đây là bài hát nền trong phim Người Tình Không Chân Dung nên cũng còn được gọi là bài Người Tình Không Chân Dung.
Có rất nhiều ca sỹ thể hiện ca khúc này nhưng mình thấy Lệ Thu là ca sỹ thể hiện ca khúc này đạt nhất , vừa bi vừa hùng do đó mình chọn để gửi đến các bạn cùng thưởng thức.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Tình Không Chân Dung - Hoàng Trọng    GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSun Jul 21, 2013 4:04 pm

Cái Nón Sắt
(Người Tình Không Chân Dung )
Và sau đây là bài hát Cái Nón Sắt tức Người Tình Không Chân Dung của Nhạc Sỹ Hoàng Trọng .

[You must be registered and logged in to see this image.]

Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeMon Jul 22, 2013 7:23 am

Sư phọ Ngọc Anh!
Sorry and thank you!
Thọc lét sư phọ ni khó quá!
Thân.
TVHieu
Minh họa 2  bài "Người tình không chân dung":
Minh họa 3
[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tvhieuthat3 ngày Tue Jul 23, 2013 11:31 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeMon Jul 22, 2013 2:40 pm

tvhieuthat3 đã viết:
Sư phọ Ngọc Anh!
Sorry and thank you!
Thọc lét sư phọ ni khó quá!
Chịu phạt... đền cho sư phọ một nường nõn nà đây.
Thân.
TVHieu

[You must be registered and logged in to see this image.]



Chào Hiếu.
He...he...không dám nhận chức danh" Sư Phọ" mô ....."SƯ CỌ" thì được. Híc!
Còn những cô nường ni thì máy tính của "sư cọ " đầy hết chỗ rồi...phần lớn toàn hàng các nường Châu Á thôi vì dù răng cũng đẹp và dễ nhìn hơn các nường Châu Âu.
Rứa người tim lạnh ưa Âu hay Á đây???
Thân
Anhngoc
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Giai điệu tình yêu    GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeTue Jul 23, 2013 4:58 am

Blue Danube-Johann Strauss


The Blue Danube lúc đầu có tên “An der schönen blauen Donau” nghĩa là “trên dòng sông Danube tuyệt đẹp”, tác giả là nhà soạn nhạc người Áo Johann Strauss, nhà thơ Josef Weyl viết lời, công diễn lần đầu tiên vào 9 tháng 2 năm 1867 trong buổi hòa nhạc của Ban Thánh ca nam thành Viên (Wiener Männergesangsverein). Sau đó, Johann Strauss đã soạn lại bài này thành một phiên bản cho dàn nhạc hòa tấu với tên gọi là “Le beau Danube bleu” và đã thành công rực rỡ ngay từ buổi trình diễn đầu tiên. Bản nhạc được rất nhiều dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới trình diễn và đã trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc được yêu thích nhất. Ngay cả phần lời hát cũng được nhiều nhạc sĩ trên thế giới biên dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau
Nhắc đến dòng Danube xanh, không thể không kể đến bản nhạc Le Beau Danube Bleu. Được xem là  một trong những BẢN NHẠC BẤT TỬ được yêu mến khắp thế giới, khúc nhạc này do nhà soạn nhạc thành Vienna, nước Áo, Johann Strauss II sáng tác năm1866 ( Strauss con).
Đây là một  bản nhạc thuộc điệu Waltz ( tiếng Anh) hay Valse  (tiếng Pháp)  là loại nhạc nhảy xuất phát từ châu Âu với nhịp ba. Waltz, bắt nguồn từ từ “walzen” trong tiếng Đức cổ, nghĩa là “uốn”, “xoay” hoặc “lướt đi”, là một điệu nhảy trong khiêu vũ cổ điển và folk dance (nhảy dân gian), theo nhịp 3/4. Waltz ra đời ở ngoại ô thành Viên (Áo) và ở những vùng núi cao của nước Áo. vào khoảng giữa những năm 1780, điệu waltz bắt đầu thịnh hành khi nó được biểu diễn trong các lễ hội khiêu vũ tại cung điện Hapsburg, rồi dần dần lan ra các quốc gia khác trong những năm sau đó. (theo Wikipedia)
Trong buổi hoà nhạc truyền thống “New Year Concert” chào mừng năm mới,  dàn nhạc giao hưởng “Wiener Philharmoniker” của Áo luôn biểu diễn bản nhạc kết thúc là bản “Blue Danube Waltz” của Johann Strauss II.
Mời các bạn vừa thưởng thức bản nhạc Bleu Danube, do Andre Lieu, nghệ sĩ – nhà soạn nhạc người Hòa Lan biểu diễn vừa ngắm cảnh dòng sông xanh Danube.
Bạn cũng sẽ đắm mình trong điệu luân vũ Valse tuyệt đẹp trong đêm giao thừa Silvester với dàn nhạc giao hưởng thành Vienne :
Bài Dòng  Sông Xanh,  Phạm Duy  soạn lời Việt, qua tiếng ca vượt thời gian của THÁI THANH:

"Sư cọ cọ" Ngọc Anh ơi! đây là ..."cá" trên "dòng sông Isar xanh" của
thằng Xinh quậy bắt được (không phải thả phóng sanh mô, thằng xạo!!) gởi về đó:

[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Tue Sep 10, 2013 6:05 am; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeFri Aug 16, 2013 11:50 am

CÁC BẠN ƯA NGHE NHẠC KHÔNG LỜI
Sau một thời gian quậy phá, chọc chưởi.
Hôm nay, Hiếu tui xin quay trở lại thăm anh
chàng tóc Bạch Kim, an trú trong "cốc" của
chàng lãng tử già này...chưa biết đến lúc nào ra quậy tiếp
Trước để vợ bớt la; sau để anh Ngốc vui, khỏi lẫy; sau nữa
để lắng lòng lại một tí.
Xin mở đầu bằng bài ni mà ai chơi ghitar cũng biết:




[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tvhieuthat3 ngày Fri Aug 16, 2013 5:35 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeFri Aug 16, 2013 5:34 pm

Richard Clayderman The Sounds Of Silence


[You must be registered and logged in to see this image.]

[You must be registered and logged in to see this image.]




Âm thanh của tỉnhlặng [Sound of Silence - Simon & Garfunkel]
________________________________________
Khi con người không thể giao cảm với nhau qua lời nói, không chỉ vì ngôn ngữ khác biệt mà bị ngăn cách bởi sự cảm thông, 
Dù lời nói được thốt ra, nhưng chưa chắc có người tri âm hoặc có ai hiểu ....
Khi trái tim và tâm hồn bị khóa chặt, thì dù có nói gì viết gì hoặc có tiếng động gì chăng nữa ... thì đó cũng chỉ là âm thanh của sự tỉnh lặng ....
Hãy yêu người, lắng nghe người, vì trong cuộc sống không có gì quý giá và ý nghĩa hơn là tình cảm giữa người và người ...
Dù bạn không hiểu lời nhạc, nhưng hãy lắng nghe bằng con tim ...

Tên nguyên thủy của bài nhạc là Sounds of Silence, nhưng lâu dần được chuyển thành Sound of Silence (không có s)
"The Sound of Silence"là ca khúc đã đưa tên tuổi của cặp song ca folk vào thập niên 60, Simon & Garfunkelđược biết đến rộng rãi. Ca khúc được viết vào tháng 2/1964, sau cái chết vì ám sát của Tổng thống Mĩ John F.Kennedy. Ở Mĩ, đây là ca khúc nổi tiếng thứ hai của Simon & Garfunkel, chỉ sau "Bridge over Troubled Water".
Ca khúc được ghi âm lần đầu trên phiên bản acoustic trong album năm 1964,Wednesday Morning 3A.M. Sau đó nhà sản xuất Tom Wilson đã phối lại ca khúc này với trống, ghi ta bass và ghi ta điện rồi phát hành nó dưới dạng single vào tháng 9/1965. "The Sound of Silence" vươn lên vị trí thứ nhất trên Billboard Hot 100 đầu năm 1966, đồng thời xuất hiện trong album thứ hai của Simon & Garfunkel cũng trong năm này, Sounds of Silence.
Simon được biết rằng bản nhạc của mình được vào bản xếp hạng đầu chỉ vài phút trước khi anh trình diễn tại một câu lạc bộ tại Copenhagen, và vào cuối thu năm 1965, Simon trở về Mỹ. Vào cuối năm 1965 và đầu 1966, bài hát được xếp hạng đầu trong các bản xếp hạng tại Mỹ. Simon & Garfunkel tái hợp, và album kế tiếp của họ được ra đời với bản Sounds of Silence, được thâu âm một cách gấp rút vào tháng 12 năm 1965 và ra lò vào tháng Giêng năm sau bởi muốn được lợi nhuận cao nhất từ sự thành công bất ngờ của bản nhạc.
Bản nhạc này đã đưa cặp đôi lên đỉnh cao danh vọng và, cùng chung với hai bài nhạc khác được đứng trong top 5 của Mỹ "I am a Rock" và "Homeward Bound" đã bảo đảm chỗ đứng bất di dịch của cặp đôi trong lỉnh vực âm nhạc.
Trong năm 1999, BMI [Broadcast Music, Inc.] mệnh danh bài nhạc này là bản nhạc được đứng thứ 18 trong những bài nhạc được trình diễn nhiều nhất của thế kỷ 20. Vào năm 2004, bài nhạc được xếp hạng thứ 156 trong danh sách 500 bài nhạc bất hủ của Rolling Stones, và nó chỉ là một trong 3 bài của cặp đôi này được có danh ngạch trong danh sách này.


Nguồn: Wikipedia
                 4vn.eu

Hello darkness, my old friend
I've come to talk with you again
Because a vision softly creeping
Left its seeds while I was sleeping
And the vision that was planted in my brain
Still remains
Within the sound of silence

In restless dreams I walked alone
Narrow streets of cobblestone
'Neath the halo of a street lamp
I turned my collar to the cold and damp
When my eyes were stabbed by the flash of a neon light
That split the night
And touched the sound of silence

And in the naked light I saw
Ten thousand people, maybe more
People talking without speaking
People hearing without listening
People writing songs that voices never share
And no one dared
Disturb the sound of silence

"Fools", said I, "You do not know
Silence like a cancer grows
Hear my words that I might teach you
Take my arms that I might reach you"
But my words, like silent raindrops fell
And echoed
In the wells of silence

And the people bowed and prayed
To the neon god they made
And the sign flashed out its warning
In the words that it was forming
And the sign said, "The words of the prophets are written on the subway walls
And tenement halls"
And whispered in the sounds of silence


[You must be registered and logged in to see this image.]

Vanessa Mae - Cây vĩ cầm "ma thuật"
Mang trong mình dòng máu Á Đông (cô gái mang trong mình hai dòng máu
Trung Quốc và Thái Lan này cô gái "quê" Singapore ấy đã vượt qua những
tên tuổi "lẫy lừng" khác -Với thân hình nhỏ nhắn nhưng vô cùng xinh xắn
đặc biệt là khuôn mặt khả ái dễ thương, mang trên vai cây vĩ cầm "ma thuật"
với những ngón đàn "tuyệt chiêu" điêu luyện, cô gái nghệ sĩ Vanessa Mae
đã chinh phục tất cả thế giới...
[You must be registered and logged in to see this image.]


Được sửa bởi tranvanhieu ngày Sat Sep 07, 2013 6:29 am; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Những Ngày Thơ Mộng   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSat Aug 17, 2013 2:13 pm

Những Ngày Thơ Mộng.

Thân chào các bạn .
Hôm nay mình xin gửi đến các bạn nhạc phẩm Những ngày thơ mộng nhạc và lời Hoàng Thi Thơ với giọng hát "cần sa" Khánh Ly.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Những Ngày Thơ Mộng - Hoàng Thi Thơ   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSat Aug 17, 2013 2:18 pm

Những Ngày Thơ Mộng - Hoàng Thi Thơ
Nhạc bản Những ngày thơ mộng dành cho các bạn chơi đàn.
[You must be registered and logged in to see this image.]

Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI - Phạm Thế Mỹ   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeTue Aug 27, 2013 3:11 pm

NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI - Phạm Thế Mỹ


Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI nhạc và lời Phạm Thế Mỹ qua giọng hát điêu luyện và đậm chất giọng Quãng Trị của ca sĩ Duy Khánh.



[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
Anhngoc

Anhngoc


Tổng số bài gửi : 236
Join date : 07/03/2013
Age : 69

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI - Phạm Thế Mỹ   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeTue Aug 27, 2013 3:15 pm

NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI - Phạm Thế Mỹ


Nhạc bản dành cho các bạn chơi guitar

[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
ngoc lan

ngoc lan


Tổng số bài gửi : 250
Join date : 09/02/2013
Age : 67

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeWed Sep 04, 2013 9:55 am


Chào "CÁC BẠN YÊU NHẠC"
      Từ ngàn xưa,nghe nhạc là giao tiếp đầu tiên mà con người trao đổi với nhau.Tiếng khóc chào đời của con là một "bài ca" tuyệt diệu mà người Mẹ nào khi nghe cũng nở một nụ cười rất đẹp và rất .. đôn hậu,người Cha mô được nghe cũng "thở phào" nhẹ nhỏm trước rồi mới cười mãn nguyện sau.
      Tau mở bài như rứa được không "Hiếu mét hai".Rất cám ơn bạn đã tặng bản nhạc hay với tiếng đàn cũng cực kỳ hay.Bài hát đúng tâm sự của tau lúc ni: buồn và nhớ Mạ.Tiếng đàn ni thì tau nghe cũng nhiều rồi,nhưng có lẽ ý mi thì lại muốn ..."chê" tay trái của tau,phải khôn? Tau mời mi "hâm nóng trái tim" đi rồi vô Sài Gòn chơi lại một chuyến đặng ... nghe và nhìn tau đàn,để rồi sau đó nhận xét hí!
      Chuyên mục ni thật hay! Cái hay đầu tiên là được nghe lại những bài hát,tiếng ca ngày xưa mình đã từng nghe mà nay vì nhiều lý do mình không được nghe lại.
      Cái hay thứ hai là được hiểu tâm trạng của bạn mình: tâm trạng của thằng post lên và tâm trạng của thằng yêu cầu.
      Cái hay thứ ba là được chiêm ngưỡng những cái đẹp: cái đẹp hình thể của phái đẹp,cái đẹp tâm hồn của thằng post hình lên và ... cái đẹp "há hốc mồm" của những thằng được xem.
      Các bạn Ngọc Anh và Hiếu thân mến,có một điều tau không biết hai đứa mi có chịu giúp hay không? Đó là làm như ngày xưa mình làm bài Việt văn vậy đó.Khi các bạn chọn bài mô thì viết giùm cho vài chữ giới thiệu tác giả,tác phẩm,sự hình thành,.....thì hay biết mấy.Đúng khôn ? Chứ để những thằng .. "đặc cán mai" như tau không hiểu cái chi rồi suy diễn lung tung thì ...rối việc.
       Thân ái bắt tay trái,chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

NGỌC LÂN

Về Đầu Trang Go down
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeThu Sep 05, 2013 11:34 am

Cùng các bạn nghe nhạc
Hưởng ứng từ lâu topic rất hay  “Giai điệu tình yêu”của bạn Ngọc Anh. Ban đầu H. dự kiến tham gia và triển khai chủ đề này đúng như ý tưởng của Ngọc Lân bây giờ là:"… giới thiệu tác giả,tác phẩm, sự hình thành,.....thì hay biết mấy..." nhưng cứ cảm thấy dông dài quá sợ anh em phiền lòng…không thèm nghe, thèm đọc nữa thì khốn. Bây giờ, nghe lời thầy …NO D, H sẽ mạnh dạn hơn, nhưng phải tò tò đi sau …sư cọ một bước chân, không sư cọ bảo hỗn.…Lại nữa, trước đây H chỉ xin tham gia chủ đề nhạc không lời mà thôi, nay lại thấy…thiệt thòi cho mình quá nên lại phải …chọt qua lĩnh vực của sư cọ N.Anh. Em xin! Sư cọ hí!
  Ý tưởng bắt đầu để chọn bài này là:
1.   Vần đầu của bảng chữ cái (những bài nhạc sau này có thể sẽ theo thứ tự đó)
2.   Bản nhạc này có một lịch sử hình thành đầy cảm xúc rất thật, của chính tác giả (bài thơ) đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác nhiều bài nhạc nỗi tiếng một thời . Chính ngay bài thơ đó đã gắn chặt thân phận cã cuộc đời đầy gian truân của tác giả.
Đó là bài:

Màu tím hoa sim
[You must be registered and logged in to see this image.]

Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ của tác giả qua đời...(KD)
... bài thơ được truyền đi rộng rãi trong công chúng bằng những bản chép tay và được đưa vào miền Nam Việt Nam, tại đây bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng. Vào năm 2004, nó được mua bản quyền với giá 100 triệu đồng tiền Việt Nam, trở thành một kỷ lục Việt Nam[1].
Năm 1990, bài thơ được in lần đầu trong một tập thơ, đó cũng là tập thơ đầu tiên được xuất bản của Hữu Loan: Mầu tím hoa sim.

NHÀ THƠ HỮU LOAN KỂ VỀ BÀI THƠ “MÀU TÍM HOA SIM”

“Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung, tôi cũng học tại Thanh Hoá, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938, lúc đó cũng đã 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khoá ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và … tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hoá để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khoá đầu tiên. Ở Thanh Hoá, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.
Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà. Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí : ‘ Em chào thầy ạ’. Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằng sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu ấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một ‘bà cụ non’. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo : em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn ; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …

…Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi … Tôi quay đầu nhìn lại … em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa …
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà, về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp …
Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sơ,ï vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm « soạn kịch bản ».
Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là :’yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả’. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay … lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long,huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hoá của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết !
Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, Em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ giờ em không còn cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại … Nếu như 9 năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mát thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.
Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ : vợ tôi qua đời ! Em chết thật thảm thương : Hôm đó là ngày 25/05 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối ! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sau thẳm trong trái tim tôi …
Tôi phải giấu kính nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn … Dường như càng kèm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, Tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra :
Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh …
… Tôi về không gặp nàng …
Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hoá … Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim.
Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02/04/1916 hiện tại đang « ở nhà trông vườn » ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ « quê đẻ của tôi đấy » thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay, nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu :
Chiều hành quân, qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt
Và chiều hoang tím có chiều hoang biếc
Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, (*)…….. Đó là thời năm 1955-1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với gía 100 triệu đồng. Họ bảo, đó là một hình thức bảo tồn tài sản Văn hoá. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia « lộc » cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi gìa, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.
Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán…”.
( Nguồn : Nhà văn Từ Nguyễn Tĩnh gửi cho QTXM)

MÀU TÍM HOA SIM
HỮU LOAN
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu… Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

PHỔ NHẠC
[You must be registered and logged in to see this image.]


Sự nổi tiếng của bài thơ còn được góp công phần nào bởi các nhạc sĩ: Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng, Duy Khánh... là những người đã phổ nhạc dựa trên ý thơ của bài. Riêng bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh và "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy, một bi ca, một hùng ca, cho đến nay vẫn là những tác phẩm nổi tiếng nhất dựa trên bài thơ Màu tím hoa sim.

Những đồi hoa sim - Dzũng Chinh

Ngày Dzũng Chinh phổ biến bản nhạc này, lúc đó ông đang còn là sinh viên Luật khoa Saigon, với cái tên cha sinh mẹ đẻ là Nguyễn Bá Chinh. Sau khi bản nhạc nổi tiếng qua tiếng hát của ca sĩ Phương Dung (khoảng 1961-62), ông phải vào lính,….Tốt nghiệp, ông được điều xuống miền Tây, và trong một chuyến công tác, xe ông bị trúng mìn trên QL 4, chuẩn úy Nguyễn Bá Chinh chết, được đưa về nghĩa trang quân đội Gò Vấp với bia ký là “Cố Thiếu úy Nguyễn Bá Chinh”. Ngoài bản nhạc “Những đồi hoa sim” ,ông còn phổ một số bài khác như “Tha La xóm đạo” (thơ Hoàng Trung Thông), “Các anh đi” (cùng tác giả Hoàng Trung Thông), v..v…
CHUYỆN CỦA HỮU LOAN về bài hát "Những đồi hoa sim":
Sau khi tàu hỏa Thống Nhất chạy được vài chuyến (1976), thì Hữu Loan đã vào Nam thăm thân nhân trên chuyến tàu này. Khi xuống ga Saigon, ông tình cờ nghe một giọng hát những lời có phần….quen quen. Tìm, thì thấy một người ăn mày….cụt chân đang ôm cây Ghi-ta cũ mèm ngồi ở góc sân ga, đang dạo và hát rất đúng nhịp bài hát của Dzũng Chinh. Hữu Loan ngồi nghe hết bản nhạc, rồi mới gợi chuyện, hỏi người hát rong ấy về bản nhạc và nguyên nhân nào làm anh cụt chân, người kia trả lời “…bị thương ở trận Bình Long ….”
Hữu Loan ái ngại, và yêu cầu anh kia hát lại, ông ngồi nghe hết bản nhạc rồi đứng dậy, móc hết tiền còn trong túi đưa cho “người nghệ sĩ nghèo”, kèm theo lời cảm ơn và nói cho anh nghe “…Tôi là tác giả bài thơ đó !”
Ông bỏ đi trong sự ngẩn ngơ của người ăn xin…
Bài Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh ra đời vào thập niên 1960, là bản phổ nhạc sớm nhất được ghi nhận của bài thơ này, được nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện: Phương Dung,Hương Lan, Duy Quang, Sơn Tuyền, Như Quỳnh,Phi Nhung...
Bài hát viết theo điệu Slow rumba (cũng thường được đàn theo điệu Boléro), âm giai chủ Rê thứ. Lời bài ca không bám sát theo nội dung thơ, chỉ lấy ý. Tuy nhiên, trên 1 bài phát biểu trong Kiến thức ngày nay, Hữu Loan cho rằng ông thích nhất bản phổ nhạc này.

(Ca sĩ Thanh Tuyền)

(Ca sĩ Phương Dung)

[You must be registered and logged in to see this image.]


Áo anh sứt chỉ đường tà - Phạm Duy

Đây là một bản phổ nhạc nổi tiếng khác, tác giả là nhạc sĩ Phạm Duy. Ông bắt đầu phổ từ năm 1949 và hoàn thành vào năm 1971. Bài hát gồm một loạt trường đoạn phối hợp, diễn tả nhiều cung bậc và sắc thái tình cảm, với các nhịp 4/4 (âm giai Đô thứ), 2/4 (âm giai Đô trưởng), 4/4 (âm giai La thứ), 3/4 (âm giai đô trưởng). Ca từ của bài hát rất gần với nguyên bản.
Bài hát này được các ca sĩ Thái Thanh và Elvis Phương thể hiện rất thành công, về sau còn có Trần Thái Hoà, Bích Liên, Ý Lan, Đức Minh...
[You must be registered and logged in to see this image.]


[You must be registered and logged in to see this image.]

Cuối cùng vẫn là...
[You must be registered and logged in to see this image.]




Được sửa bởi tranvanhieu ngày Sat Sep 07, 2013 6:57 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
hovantam

hovantam


Tổng số bài gửi : 167
Join date : 14/03/2013
Age : 71

GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Gởi Hiếu   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitimeSat Sep 07, 2013 7:56 am


            Hay quá Hiếu ơi ! Cám ơn Hiếu đã bỏ công sưu tầm và viết nhiều bài rất hay,
            có đẳng cấp để cho anh em đọc .
            Mình luôn luôn nguyên cầu cho Hiếu có nhiều sức khoẻ để cùng với Ngọc Anh
            xây dựng đề tài " GIAI ĐIỆU TINH YÊU "một ngày một mới lạ,có thêm nhiều kiến thức hay.
                                                                     Mong được đón nhận tiếp tục .
                                                                                  Thân  :  TAM HO
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU   GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU - Page 3 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
 Similar topics
-
» TRƯƠNG NGỌC ANH ...QUY CỐ HƯƠNG
» MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XỨ HUẾ THÂN YÊU CỦA TÔI
» CÀ FÉ ..MỘT MÌNH * + **
» ĐIẾU VĂN BẠN LÊ CHIÊU NẾT
» GĂP MẶT BẠN HỒ VĂN VINH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
huequochoc6774 :: huequochoc6774 :: GIAI ĐIỆU TÌNH YÊU-
Chuyển đến