huequochoc6774
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


LIÊN LẠC CÁC BẠN ĐỒNG MÔN KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG.

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
lequytri

lequytri


Tổng số bài gửi : 177
Join date : 09/02/2013
Age : 69
Đến từ : Thành Phố HUẾ

MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG. Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG.   MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG. Icon_minitimeThu Sep 25, 2014 10:31 am

MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG.
       Lời người viết: Hôm 23.9.2014, Ban Liên Lạc đến thăm thầy Võ Văn Đệ- dạy Toán- và cũng để thắp hương cho cô vừa mới mất cách đây hơn một tháng. Tuy ở tuổi 80 nhưng trông thầy vẫn còn khỏe và minh mẫn. Chúng tôi vừa uống trà vừa được nghe thầy kể lại những giờ phút cuối cùng của cô trước lúc lâm chung với giọng trầm buồn. Ai cũng bùi ngùi xúc động. Sau đó, chúng tôi gởi biếu thầy cuốn Đặc san của nhóm. Cầm cuốn sách trên tay, thầy trở nên nhanh nhẹn và vui hơn. Mấy thầy trò ngồi ôn lại những kỉ niệm hồi còn ở trường QUỐC HỌC. Thật bất ngờ, sau gần 50 năm, thầy vẫn còn nhớ và kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện nhỏ đã xảy ra năm 1967, ở lớp Đệ Thất 6. Tôi xin viết lại câu chuyện với tựa đề: Một tiết toán không bình thường.
     Tôi (thầy Võ Văn Đệ) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Ông nội tôi là một nhà nho, bạn cùng thời với nhà thơ Trần Tế Xương. Vốn là một người hay chữ nên ông tôi thường răn dạy con cháu về đạo làm người, về Trung, Hiếu, Nghĩa theo những điển tích xưa hoặc thường giảng cho chúng tôi nghe ý nghĩa sâu xa của những câu ca dao, tục ngữ mang tính giáo dục đã được người xưa truyền lại ...vì vậy, ông tôi đã ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của tôi sau này.
     Tôi còn nhớ, lúc tôi mới tốt nghiệp ngành sư phạm, chuẩn bị đi nhận nhiệm sở, ông tôi mới gọi tôi lên và nói:
     - Cháu à, ít hôm nữa cháu sẽ trở thành người thầy giáo. Trước khi cháu đi, ông chỉ dặn cháu vài điều. Trong cuộc đời đi dạy, cháu phải nhớ rằng " giáo bất nghiêm, sư chi đọa", có thể hiểu là: nếu dạy không nghiêm thì thầy cũng chẳng ra thầy. Nhưng có điều " giáo đa thành oán", nếu dạy mà hăng quá, nhiều quá cũng gây thù, gây oán. Vì vậy, cháu cố gắng nhớ những điều ông căn dặn, biết cách vận dụng và điều chỉnh để vừa không bị "đọa" mà cũng không bị "oán". Và trong suốt cuộc đời đi dạy của tôi, tôi luôn ghi nhớ lời dặn dò tuy đơn giản mà sâu sắc của ông tôi.
     Tuy nhiên, việc biết vận dụng và điều chỉnh để vừa không bị "đọa" vừa không bị "oán"cũng không phải là chuyện dễ dàng gì. Bởi vậy, mới sinh chuyện....
     Có lẽ do tôi sợ bị "đọa" hơn bị "oán" nên tôi rất nghiêm khắc với học sinh. Có một thời ở Trường Quốc Học, học sinh đã "tặng" cho tôi biệt danh là "hung thần V.V.Đ" và cũng từ đó, có thể nói rằng, học sinh các khối lớp rất sợ học môn toán với tôi.
     Nhưng có điều rất khó hiểu vì câu chuyện tôi sắp kể sau đây xẩy ra vào tháng 10, ở một lớp Đệ Thất (bây giờ tôi mới nhớ là lớp Thất 6), là lớp chỉ mới nhập học chưa đầy 2 tháng, tính ra chỉ học môn toán với tôi nhiều lắm thì cũng...mươi mười lăm tiết nhưng không hiểu vì sao tôi lại bị "oán" sớm thế!
      Tôi nhớ, hôm đó là một ngày đầu tháng 10 năm 1967, trời không lạnh lắm nhưng lại mưa và gió nhiều. Nghe tiếng chuông báo giờ vào học, tất cả thầy cô đang ngồi trong phòng giáo sư, không ai bảo ai, đều đứng dậy đi về lớp của mình. Sáng hôm đó, tôi có 2 tiết toán ở lớp Thất 6, nằm ở dãy nhà cấp 4 phía sau đường Nguyễn Trường Tộ, nhìn sang Trường Đồng Khánh.
      Sau khi đi bộ dọc hành lang nhà chơi rồi đi qua dãy nhà lầu, tôi thấy cả dãy 6 phòng học của khối Đệ Thất, cửa sổ, cửa lớn đều đóng im ỉm. Lúc đó tôi đinh ninh rằng có lẽ do trời mưa to gió lớn nên các em đóng cửa để khỏi bị mưa tạt vào, ướt sách vở, rồi nhìn suốt các phòng bên cạnh, tôi thấy các đồng nghiệp của tôi đang nhẹ nhàng mở cửa lớp bước vào.
       Tôi từ từ đi đến trước phòng của lớp mình, tôi nhớ hình như là phòng cuối cùng của dãy nhà, gần với nhà vệ sinh, cẩn thận ngước nhìn lên bảng số phòng để tránh vào nhầm lớp. Theo thói quen, tôi đưa tay gõ cửa nhưng không thấy cửa mở, tôi nghĩ có lẽ do mưa lớn nên các em không nghe. Sẵn cây thước gỗ to bảng trên tay, tôi gõ vào cửa liên tục nhưng vẫn không nghe có động tĩnh gì từ bên trong, giống như trong phòng không có người. Lấy làm lạ, tôi mới nhìn lại số phòng một lần nữa và lật thời khóa biểu ra xem lại tiết học, phòng học, xem mình có nhầm lẫn gì không. Thấy không nhầm lẫn gì, tôi dùng tay giật mạnh, cánh cửa phòng bật ra... và trước mắt tôi là...hơn 50 khuôn mặt học sinh non choẹt ngồi vòng tay bất động đang nhìn vào tôi. Còn tôi lúc đó, tay xách cặp, tay cầm thước, compa... Và hơn nửa ống quần ướt sũng vì bị nước mưa tạt vào khi đứng dưới hiên chờ...
       Thật sự lúc đó,trong lòng tôi rất giận trước tình huống bất ngờ này. Không biết xử lí thế nào, tôi chỉ buột miệng nạt một tiếng :
      - Ai?
     Cả lớp im phăng phắc, không có một phản ứng gì. Tôi đưa mắt nhìn khắp phòng một lượt, nhìn thấy một vài ánh mắt có vẻ lo sợ, lòng tôi chợt dịu lại nhưng vẫn một giọng nói rất to, tôi nói:
      -Tôi hỏi lại một lần nữa, em nào khóa cửa?
      Một lần nữa, cả lớp vẫn im lặng. Tay lăm lăm cây thước gỗ to bảng, tôi lệnh:
      - Cả lớp quỳ lên bàn cho tôi! Qùy đến khi nào có người nhận lỗi tôi mới tha. Phải quỳ cho thẳng! Em nào nào ngồi xuống thì hãy nhìn cây thước đây! 
      Mặt bàn học sinh thời đó được làm hơi nghiêng nên để quỳ được trên bàn là rất khó khăn. Vì vậy, mới quỳ được chừng năm ba phút thì có một học sinh thút thít khóc. Tôi bực mình hỏi:
     - Oan lắm sao mà khóc?
     - Dạ thưa thầy, oan cho em lắm vì em không làm mà cũng bị phạt quỳ, đầu gối em đau quá, em chịu không nỗi.
     -Chịu không nỗi cũng phải quỳ cho đến hết hai tiết học.
     Thấy tôi cương quyết không chịu nhượng bộ, cuối cùng có một học sinh ở gần cuối lớp từ từ đứng dậy, rụt rè nói:
     - Dạ ...thưa ...thầy ...em...biết lỗi rồi ạ...
     - Em tên gì?
     - Dạ... Tô Hữu Lụt.
     Thấy nét mặt lo sợ và thái độ có vẻ hối lỗi, cơn giận trong lòng tôi cũng đã vơi đi ít nhiều. Tôi dịu giọng:
     - Bây giờ cho em chọn một trong hai hình phạt. Đưa em ra Hội đồng kỉ luật hay chịu đánh hai roi. Không cần suy nghĩ, em đó đáp ngay:
     - Dạ ...hai roi.
     Tôi cũng chỉ dọa để răn các học sinh thôi nên tôi cũng quất nhẹ vào mông hai roi. Xong, tôi nói:
     - Các em tuy còn nhỏ nhưng cũng là một trang nam nhi, mình phải dũng cảm chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, không nên để người khác phải gánh chịu những tội lỗi do mình gây ra. Vì như vậy là hèn nhát. Thêm một điều nữa là các em phải biết sống trung thực....
     Tôi nhớ là lúc đó, tôi giảng rất nhiều về đạo làm người, về lối sống ... Nói chung là tôi đã biến hai tiết toán thành hai tiết đạo đức...
      Thật đúng là một tiết toán không bình thường!

LÊ QUÝ TRI
( viết theo lời kể của thầy Võ Văn Đệ)



Được sửa bởi lequytri ngày Thu Sep 25, 2014 3:53 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
huu trung

huu trung


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 29/06/2013
Age : 68
Đến từ : HO CHI MINH

MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG.   MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG. Icon_minitimeThu Sep 25, 2014 11:22 am


   Có lẽ gần 50 năm Thầy nhớ kỷ lắm, như rứa trí nhớ của Thầy còn minh mẫn. Mình nhớ không lầm là Tô hữu Lụt từ đệ thất đến đệ tứ hắn rất nghịch và lì nữa cũng giống như Lê Bình mà cô Liên dạy Sử Địa cho hắn 2 con Zero về tội .... em về nhà soi lại mặt của em đi. Nói như thế lúc đó Thất 6 cũng quậy lắm.
   Thật ra lúc đó Lão cũng quậy nên bị thầy Liên dạy văn đánh 5 roi, lúc đó mình cũng oán thầy lắm nhưng đến bây giờ nghĩ lại cũng thương quý thầy, quý cô đã dạy dỗ cho chúng ta nên người, đó là điều ước muốn của Quý Thầy.

LÃO CHÈO ĐÒ
Về Đầu Trang Go down
 
MỘT TIẾT TOÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHÔNG UỐNG BIA RƯỢU, KHÔNG GẮP ...MỒI
» KHÔNG ĐỀ - Không giải thích
» TRỞ LẠI THĂM GIA ĐÌNH NGUYỄN LANH
» THÀNH KÍNH CHIA BUỒN
» TIN ĐÓ ĐÂY.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
huequochoc6774 :: huequochoc6774 :: Thầy Cô-
Chuyển đến