huequochoc6774
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


LIÊN LẠC CÁC BẠN ĐỒNG MÔN KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 “nịnh bợ” và “bốc thơm”

Go down 
Tác giảThông điệp
tranvanhieu

tranvanhieu


Tổng số bài gửi : 387
Join date : 26/03/2013
Age : 69
Đến từ : TP Huế

“nịnh bợ” và “bốc thơm”  Empty
Bài gửiTiêu đề: “nịnh bợ” và “bốc thơm”    “nịnh bợ” và “bốc thơm”  Icon_minitimeWed Sep 17, 2014 11:59 am

Tào lao đỡ buồn về chữ “nịnh bợ” và “bốc thơm”
 “Bốc thơm” là một hành vi có nguồn gốc động cơ hoàn toàn không lương thiện và chủ nhân của hành vi này cũng không thể gọi là người lương thiện. Mà không lương thiện tức là xấu ,là ác. Trong cuộc sống nói chung, người ta dễ dàng “ngửi ra” hành vi “bốc thơm” khởi  phát từ  một cá nhân nào đó về chính ngay bản thân  hắn  hay về một đối tượng nào đó đang nằm ngoài hắn. Điểm chung nhất để nhận ra điều này chính là sự “bốc phét” nằm ngay trong lời “bốc thơm”. Mà “ bốc phét ” là gì? Như trên đã nói, đó chính là những gì mang tính chất thêu dệt, lừa phỉnh người nghe khi nói về một đối tượng nào đó. Trong trường hợp có liên quan tới chữ “bốc thơm” này thì sự “bốc phét” nơi đây đồng nghĩa với hành vi “bơm” những lời giả dối nhằm cố tình làm cho đối tượng của nó có thể bay lên tới tận mây xanh hay có thể “ngả lăn ra ngủ gật” để kẻ vừa thao tác xong hành vi “bốc thơm” kia có thể dễ dàng chiếm hữu mới hay chiếm hữu thêm những gì đang cần hay sẽ cần lên phía “con mồi” của hắn, xuất phát từ những lợi ích hoàn toàn không hề có “con mồi” của hắn ở bên trong".
         Trong sinh hoạt ngôn ngữ đời thường, khi nghe ai nói thằng A đang “bốc thơm” thằng B thì mọi người đều hiểu thằng A đang “nịnh bợ” thằng B. Tức trong trường hợp này chữ “bốc thơm”và chữ “ nịnh bợ” có cùng nội dung tính chất nghĩa với nhau. Tuy nhiên, với  hai chữ trên, người ta không thể nói “thằng A đang tự nịnh mình” mà có thể nói thằng A “đang tự bốc thơm mình”. Do vậy, có thể nói rằng chữ “bốc thơm” và chữ “nịnh bợ” có chút nội dung nghĩa khác nhau.
        Theo đó, “nịnh bợ” là dùng lời nói hay hành vi mang tính “bưng bô”  cho người khác nhằm có thể “chiếm” hay “lấy” được lòng  tin cậy nơi đối tượng được “bưng bô”. Hay nói cách khác: “nịnh bợ” là sự cố ý nói hay làm một điều gì đó trong tình trạng có tính toán rất kỹ nhằm trực tiếp bày tỏ tấm lòng sẳn sàng “bưng bô” nơi chủ thể nịnh tới đối tượng được nịnh.Về mặt không gian quan hệ, hành vi “nịnh bợ” thường xảy ra biệt lập giữa hai đối tượng có liên quan. Nếu xuất hiện ở chỗ có từ người thứ ba trở lên thì những người này chỉ nằm vào  vị trí dự khán hay dự thính trước một trò “nịnh bợ” đang xảy ra mà thôi. Tức sự “nịnh bợ” luôn là một quan hệ cung và cầu khép kín giữa hai thực thể có liên quan. Trong khi đó, hành vi “bốc thơm” không thể xảy ra nếu không có phía thứ ba tham gia (nếu tự "bốc thơm" thì chỉ cần có phía thứ hai- đối diện là đủ) trong tư cách bị động cùng kèm liền theo tư cách “nạn nhân”. Hay nói cách khác, “bốc thơm” chủ yếu là dùng lời  nói nhằm truyền đạt nội dung “thơm tho” như thế nào đó về một đối tượng đã được xác định nhưng chủ đích của sự truyền đạt lại nhắm về phía thứ ba so với hai phía “đương cuộc”. Tuy nhiên, nếu định nghĩa “bốc thơm” như thế thôi thì vẫn chưa đủ. Vì nơi khái niệm “bốc thơm” còn có yếu tố “dối trá” bên trong. Yếu tố “dối trá” này do chính chủ thể thực hiện sự “bốc thơm”chế tác ra nhằm cố tình “thơm hóa” một đối tượng vốn chưa kịp “thơm” hay thực chất đang ở trong tình trạng ngược lại hoàn toàn. Tức là nơi khái niệm “bốc thơm” bao giờ cũng có yếu tố “bốc phét” nằm trong nội dung “thơm” như thế nào đó ở bên trong.
         Nhưng “bốc phét” là gì?
        Tra sách vở, thấy chữ “bốc” mang nghĩa một chất khí nào đó đang “ bay thẳng  lên trời”. Còn “phét” có nghĩa gốc là “bôi, phết, sơn, quét”. Vậy “bốc phét”  là hành vi lời nói mang tính “tô phết” “lên tới trời” về điều gì đó hướng về đối tượng nào đó. Tức là đang lừa phỉnh lổ tai người nghe ở mức cực độ. Thành ra, trong vấn đề đang bàn ,“ bốc thơm” chính là sự ca ngợi, khen tặng“lên tới trời” một điểm không tương xứng hay hoàn toàn  ngược lại nơi đối tượng nào đó nhằm lừa phỉnh người nghe. Thậm chí “lừa phỉnh” cả đối tượng được “bốc thơm” như biến thể hay “cách tân” một hình thức “nịnh bợ” nói  trên nếu đằng sau vấn đề này không có sự bắt tay giữa bên “bốc thơm” và bên được “bốc thơm” như thế nào đó cùng nhau.
         Rõ ràng , qua những phân tích trên, dễ thấy “bốc thơm” là một hành vi có nguồn gốc động cơ hoàn toàn không lương thiện và chủ nhân của hành vi này cũng không thể gọi là người lương thiện. Mà không lương thiện tức là xấu ,là ác. Trong cuộc sống nói chung, người ta dễ dàng “ngửi ra” hành vi “bốc thơm” khởi  phát từ  một cá nhân nào đó về chính ngay bản thân  hắn  hay về một đối tượng nào đó đang nằm ngoài hắn. Điểm chung nhất để nhận ra điều này chính là sự “bốc phét” nằm ngay trong lời “bốc thơm”. Mà “ bốc phét ” là gì? Như trên đã nói,đó chính là những gì mang tính chất thêu dệt, lừa phỉnh người nghe khi nói về một đối tượng nào đó. Trong trường hợp có liên quan tới chữ “bốc thơm” này thì sự “bốc phét” nơi đây đồng nghĩa với hành vi “bơm” những lời giả dối nhằm cố tình làm cho đối tượng của nó có thể bay lên tới tận mây xanh hay có thể “ngã lăn ra ngủ gật”để kẻ vừa thao tác xong hành vi “bốc thơm” kia có thể dễ dàng chiếm hữu mới hay chiếm hữu thêm những gì đang cần hay sẽ cần lên phía “con mồi” của hắn, xuất phát từ những lợi ích hoàn toàn không hề có “con mồi” của hắn ở bên trong. Và, tới đây,hãy cùng ngẫm nghĩ về điều này: Cuộc sống xã hội sẽ ra sao khi người ta chỉ có thể toàn nói lẫn toàn nghe những lời “nịnh bợ” hay “bốc thơm” qua lại lẫn nhau?
                                                          20/11/2011
“nịnh bợ” và “bốc thơm”  11snq6r Tư  Ếch

Thằng khoái "bốc thơm" 0.9 copy
Về Đầu Trang Go down
 
“nịnh bợ” và “bốc thơm”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THAM DỰ LỄ VU QUY CON HAI BẠN ĐỨC LÂN & THỊ THƠM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
huequochoc6774 :: huequochoc6774 :: Thư Giãn - Những người thích đùa-
Chuyển đến