huequochoc6774
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


LIÊN LẠC CÁC BẠN ĐỒNG MÔN KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN

Go down 
Tác giảThông điệp
Hồ Văn Vinh

Hồ Văn Vinh


Tổng số bài gửi : 727
Join date : 30/01/2013
Age : 69
Đến từ : Đà Nẵng

BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN   BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN Icon_minitimeMon Apr 07, 2014 8:16 pm



BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN
Sẽ đăng vào Đặc San Quốc Học một thời để nhớ
Kỷ niệm 40 năm ngày ra trường của nhóm....
----------------------------------------
BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN <a href=BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN 0b6p10


NGÀY THÀNH LẬP
TRƯỜNG QUỐC HỌC-HUẾ
PHAN KHẮC TUÂN
     Lâu nay ở Huế Lễ kỷ niệm ngày thành lập trường Quốc Học rất được nhiều người quan tâm, vì lẽ trường Quốc Học không chỉ là trường trung học lâu năm của nước ta, ra đời cuối thế kỷ thứ 19 sau trường Chasseloup Laubat nay là trường Lê Quý Đôn ở thành phố Hồ Chí Minh, trường College de Mỹ Tho nay là trường Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, Tiền Giang, mà còn do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, nhiều danh nhân lịch sử nước ta đã xuất thân từ trường Quốc Học.
     Việc chọn ngày kỷ niệm thành lập trường thì có nhiều ý kiến khác nhau tùy mỗi nơi, mỗi lúc. Có nơi lấy ngày đặt đá xây dựng ngôi trường, có nơi lấy ngày khai giảng đầu tiên làm ngày thành lập. Có khi lễ kỷ niệm được tổ chức vào một ngày tháng thuận tiện trong năm học, rồi từ đó về sau, ngày tháng ấy mặc nhiên trở thành ngày truyền thống của trường.
     Theo tôi thì nên lấy ý niệm sau đây làm luận cứ để xác định ngày thành lập trường: - “Một trường công lập là một cơ quan, một tổ chức văn hóa, giáo dục, chính trị của một nhà nước, được thành lập bởi một văn kiện pháp quy của chính quyền, Từ đó suy ra ngày ban hành văn kiện ấy là ngày thành lập trường”.
     Từ ý niệm đó, tôi đi tìm kiếm các sử liệu liên quan đến trường Quốc Học. Trước hết tôi tìm đọc 2 tập Đặc san Ái hữu Quốc Học xuất bản năm 1970, 1971.
     Trong tập 1 -1970 có 2 bài:
     1. Lịch sử trường Quốc Học Huế (từ trang 7 đến trang 19), tác giả Nguyễn Châu (a) viết:… do đó mùa Đông năm Thành Thái thứ tám (1896) trong đạo Dụ ngày 23 tháng 11, nhà vua đã nêu rõ sự cần thiết của việc cải tổ giáo dục để đáp ứng với tinh thần quốc gia…”
     2. Ai đã sáng lập trường Quốc Học ở Huế ? (từ trang 20 đến trang 23), tác giả Vu Hương (b) viết : Tìm được 3 văn kiện về- trường Quốc Học trong Bullentin Administratif de l’Annam (Trung kỳ Công báo) do tòa Khâm sứ ở Huế xuất bản năm 1896, quyển sau cùng (1).Đó là:
     1 nghị định của toàn quyền Đông Dương thành lập trường Quốc Học.
     1 nghị định của khâm sứ Trung kỳ và 1 đạo Dụ của vua Thành Thái ấn định những thể thức và chi tiết về việc thi hành nghị định căn bản trên đây.
     Tác giả có ghi chú thêm: ”(1) ngày 23-12-1969, tôi có đến Tòa Đại biểu ở Huế để tìm lại quyển này với mục đích xuất trình những điều khoản chính yếu của 3 văn kiện về trường Quốc Học, nhưng tôi đã thất vọng: quyển ấy đã biến mất, có lẽ ngay sau khi tôi thôi phục vụ tại Tòa Đại biểu!”.
     Trong tập 2.1971, từ trang 5 đến trang 10 có đăng:
     1.Bản dịch quốc ngữ Dụ ngày 17 tháng 9 năm Thành Thái thứ VIII (23 tháng 10 năm 1896);
     2.Bản dịch quốc ngữ Nghị định ngày 18-11-1896 của Phủ Toàn quyền Đông Dương.

     (Trước năm 1975, hai bản dich này được khắc trên hai bản gỗ khổ lớn sơn son thếp vàng treo trong phòng Khánh tiết của trường Quốc Học).
     Tôi nhận thấy:
    - Hai bản dịch quốc ngữ không ghi tên người dịch và cũng không cho biết bản dịch Dụ của vua Thành Thái dịch từ bản gốc chữ Hán hay từ bản tiếng Pháp;
     - Thời điểm ban hành Dụ của vua Thành Thái trong 2 bài viết ở tập 1-1970 không trùng khớp với thời điểm trong 2 bản dịch quốc ngữ ở tập 2-1971.
     Vì thế, tôi có ý truy tìm bản gốc của các văn kiện nêu trên. Tôi nghĩ rằng các tài liệu này chắc chắn còn được lưu trữ đâu đó bên Pháp. Tôi may mắn liên lạc được với anh Cao Huy Thuần (c) ở Paris, anh Cao Huy Thuần lại nhờ được một ngưới bạn ở Aix-en-Provence tìm kiếm giúp trong Văn khố thuộc địa Pháp, và chỉ tìm được 2 văn kiện, rồi sao chụp ngày 02-12-2011:
     1.Dụ của Vua Thành Thái (Ordonance Royale) ngày 23-10-1896;
     2.Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (Arrete’ du Gouvemeur ge’ne’ral de L’Indochine) ký ngày 18-11-1896.
    Tôi không phải là thầy giáo Pháp văn, nên không lạm bàn về tính chuẩn xác của hai bản dịch quốc ngữ nêu trên, mà chỉ thấy rằng, trong bản dich 2, người dịch đã lượt bỏ phần tham chiếu, trong đó có chi tiết chiếu dụ của nhà vua ngày 23-10-1896 (vu l’Ordonance Royale du 23 Octobre 1896 )
    Sau khi tham khảo các sử liệu trên tôi có thể xác quyết, Trường Quốc Học được thành lập bởi 2 văn kiện chính thức sau đây:
    1.Dụ của Vua Thành Thái ban hành ngày 23-10-1896 (17 tháng 9 năm Thành Thái thứ VIII );
    2.Nghị định của Toàn quyền Đông Dương A.Rousseau ký ngày 18-11-1896.

    Mới đây,trước khi viết bài này tôi được anh Phan Thuận An (d) cho xem cuốn Đại Nam Thực Lục Chính Biên Đệ Lục Ký Phụ Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn do Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ xuất bản tháng 10-2011. Dịch giả cho biết đây là một tác phẩm chưa được phiên dịch và công bố, viết về hai đời vua Thành Thái (1889-1907) và vua Duy Tân (1907-1916), khởi thảo từ cuối năm 1922 và hoàn thành cuối năm 1942, chưa được khắc in, hiện chỉ còn một bản chép tay duy nhất lưu giữ ở Thư viện trường Viễn Đông Bắc cổ Pháp (L’Escole FranVaise d Extreme-Orient) tại Paris gồm 29 quyển đóng thành 13 tập hơn 1.700 trang.
     Trong quyển 8 ghi chép các sự việc trong năm Bính Thân Thành Thái thứ VIII có chép Việc “đặt trường Quốc Học chữ Tây” (trang 264 đến 267) như sau:
      0721. Tháng 12. Bắt đầu đặt trường Quốc Học chữ Tây. Trước là khâm sứ Brie`re bàn về các khoản sinh viên Quốc tử giám nên học thêm chữ Tây, phép thi nên thêm phần thi chữ Tây cùng quy thức học tập ở Ty Hành nhân nên đổi định thế nào. Bèn đặt hội đồng cùng bàn, kể Nghị định ban dụ thi hành. Lời dụ nói “Học không có thầy nhất định, cốt phải học rộng. Việc dạy ắt phải lập cho sự học được rộng. Đại khái ngoài cái học sáu kinh còn có lục thư, việc giao thông giữa các nước trong chuyện từ lệnh, duy việc học có rộng thì sau có thể theo phương mà dùng cho phù hợp, việc dạy có chuyên thì về sau có thể linh nghiệp mà thành người tài năng, đó điều là việc cần thiết hiện nay không thể coi thường. Nước ta từ Quốc tử giám ở kinh sư tới các tỉnh phủ huyện không đâu không học Nho học, đã tinh tường lại đầy đủ, nhưng về cái học Thái Tây vẫn còn nhiều khuyết điểm. Mới đây Cơ mật viện tâu nói Tồng thống Đông Dương Toàn quyền đại thần nước Đại Pháp Phù Nam vương Rousseau tới kinh và Trú kinh Khâm sứ đại thần Hộ Nam công Brie`re họp bàn đặt trường học chữ Tây, chiều nguyên các khoản mà các viên hội đồng Phó Công sứ nguyên sung quản lý tòa xứ Bác Xích, Phó Công sứ sung Hội biện Lại chính Bùi Như làm Chưởng hội, Thương biện Cạnh Tề,  Thượng thư bộ Hộ Trương Như Cương, Thượng thư bộ Lễ Huỳnh Vĩ, Thương biện Ngô Đình Khả bàn định chắc đã ổn thỏa phù hợp. Nay chuẩn đặt trường ấy, gọi là trường Quốc Học để dạy tiếng và chữ Đại Pháp, tham khảo dạy thêm chữ Hán…
    …Tờ Dụ này chuẩn sao ra cho quý Toàn quyền Đại thần tuân duyệt… Đến lúc ấy Toàn quyền Đại thần đưa công văn qua bàn định các khoản (Khoản 1: Thiết lập trường học ở kinh, gọi là trường Quốc Học, chuyên dạy chữ và tiếng Đại Pháp, cũng không nên bỏ hết chữ Hán… Khoản 15: Nghị định này do Tòa Khâm sứ và Cơ mật viện chiếu lời nghị thi hành). Bèn lấy Thái thường tự khanh Ngô Đình Khả làm Chưởng giáo, định rõ từ trung tuần tháng giêng năm sau khai trường.
      Sau khi đọc những tài liệu trên đây, tôi suy đoán ra một “kịch bản”của người Pháp về việc thành lập trường Quốc Học như sau:
      Chính phủ bảo hộ chủ trương mở một trường dạy tiếng Pháp ở Trung kỳ, nên giao cho Khâm sứ Trung kỳ Brie`re lập một hội đồng gồm các quan chức người Pháp ở tòa Khâm sứ và các quan Cơ mật viện của triều đình Huế để họp bàn về chủ trương, quy chế của trường này. Sau khi được Toàn quyền Rousseau đồng ý, kết luận của hội đồng được Cơ mật viện trình tấu lên vua Thành Thái để ra Chỉ Dụ, rồi lại chuyển Chỉ Dụ cho Toàn quyền Rousseau phê duyệt và ra Nghị định thành lập trường.
     Tôi nghĩ tiến trình này phù hợp với chính sách cai trị của người Pháp, khi duy trì triều đình Huế bên cạnh chính phủ Bảo hộ ở Trung kỳ, như một “ tấm bình phong” cho việc nội trị và ngoại giao.
     Như vậy, theo nguyên tắc sử học, ngày thành lập trường Quốc Học- Huế là ngày Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập:18-11-1896.
     Đó là xét về lý, còn nếu xét về tình, chúng ta ai cũng biết Vua Thành Thái là một nhà Vua yêu nước ngồi trên ngai vàng của một vương triều đã mất quyền tự chủ. Dẫu biết việc ban Dụ là chuyện sắp xếp, áp đặt của chính quyền bảo hộ, nhưng nhận thấy từ “ tuân duyệt ”, trong ghi chép của Đại Nam Thực Lục Chính Biên, theo thiển ý, cũng hiển lộ phần nào chính khí của Triều Đình và của nhà Vua.
       Vậy thì với tinh thần quốc gia dân tộc, chúng ta có thể lấy ngày 23-10-1896 làm ngày thành lập trường dẫu biết Dụ của Vua Thành Thái chỉ là một văn bản đề nghị mà thôi.
      Rất mong độc giả và các thân hữu Quốc Học chia sẻ và đồng cảm với tác giả. Tác giả xin chân thành cám ơn anh Phan Thuận An (ở Huế), anh Cao Huy Thuần và anh Trịnh Văn Phao ở Pháp) đã cung cấp cho tác giả những tài liệu quý giá để viết bài này.
-------------------------------------------------------------------------------------------------  
  (a) Anh Nguyễn Châu là Giáo sư Triết học trường Quốc Học trước 1975
  (b) Vu Hương là bút hiệu của cụ Ưng Thuyên,thân phụ của các anh Bửu Văn, Bửu Chi..; Nhạc phụ của các thầy Lê Xuân Mai, Nguyễn Văn Hai…
  (c)  Anh Cao Huy Thuần nguyên là Giáo sư Luật và Chính trị học ở Đại học Picardie - Amiens, Pháp.
  (d) Anh Phan Thuận An là giáo sư Sử Địa trường Quốc Học trước 1975.


Phan Khắc Tuân
---------------
Trân trọng cám ơn thầy
Hồ Văn Vinh

Về Đầu Trang Go down
 
BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN KHẮC TUÂN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BÀI HÁT BẠN VÀ TÔI
» HÀ THỊ CỎ TRANH -Bài của thầy PHAN VĂN CHẠY
»  NHÂN NGÀY MỒNG 8 THÁNG 3 - VIẾT VỀ QUÝ BÀ CỦA CHÚNG TA
» TIN PHẤN KHỞI TỪ LÊ TUẤN VŨ
» Bài ca ĐẠO LÀM CON

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
huequochoc6774 :: huequochoc6774 :: Toàn cầu công bố-
Chuyển đến